5 biểu tượng tết của người Miền Nam

Jan 05

5 biểu tượng tết của người Miền Nam

0/5 - 0 Bình chọn

Mục lục [Ản/Hiện]

5 biểu tượng tết của người miền Nam: Tết là ngày quang trọng và thiên liêng của người Việt Nam dù sống bất kỳ đâu trên thế giới này. Tết là dịp để gia đình tụ họp, sum vầy và vui vẻ, hạnh phúc bên nhau. Trong không khí vui tươi của một mùa Xuân mới, mỗi vùng miền lại có một nét đặc trưng riêng tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn. Đặc biệt với người dân Nam Bộ, Tết cũng có thật nhiều điều thú vị. Bài viết sau đây sẽ đi vào những sự đặc biệt của tết người miền Nam và các biểu tượng đại diện cho tết của miền Nam. Cùng Tân Triều Express tìm hiểu dưới bài viết sau nhé:

 

Biểu tượng mùa xuân của Nam Bộ

Hoa Mai biểu tượng mùa xuân của người miền Nam

 

1. Cây Mai

Nếu như cành Đào là biểu tượng tết của người miền Bắc, thì trong Nam những cành Mai Vàng là biểu tượng tết của người miền Nam. Trong nhà của người miền Nam dịp tết nếu có những chậu Mai lớn rực rỡ sắc vàng thì chí ít cũng phải có một vài nhánh Mai trong nhà để những bông hoa màu vàng mang lại thành đạt, tài lộc, may mắn và bình an cho gia chủ. Vì vậy, gia đình có những cây Mai sẽ canh thời điểm để ngắt lá, cho cây ra hoa vào đúng 3 ngày xuân để cho Mai nở hoa vàng rực vào những ngày đầu năm, đây là niềm vui lớn cho gia chủ, báo hiệu điều tốt lành cho cả năm.

 

Mâm ngũ quả nam bộ

Mâm ngũ quả Nam Bộ mang nhiều ý nghĩa mộc mạc mà sâu lắng

 

2. Mâm Ngũ Quả

Tết đều có mâm ngũ quả trang trọng đặt trên bàn thờ dâng cúng tổ tiên. Người dân Nam Bộ bao đời nay có quan niệm rất đơn giản khi bày biện mâm ngũ quả vì họ cho rằng: “quả” có nghĩa là thành quả lao động suốt năm, cho nên chọn năm loại trái cây, biểu trưng công sức của con cháu dâng lên tổ tiên và đất, trời với lời cầu chúc: “ngũ cốc phong thu” mang lại may mắn, tài lộc.

Mâm ngũ quả của người miền Nam là sự phối hợp chơi chữ tài tình của những loại cây trái nam bộ để trở thành những ước muốn giản dị, bình dân, phóng khoáng của người miền Nam. Mâm ngũ quả ngày Tết Nam Bộ thường là năm loại cây trái: “mãng cầu, trái sung, dừa, đu đủ, xoài”, nói lên ý nghĩa: “cầu – sung – vừa (dừa) – đủ – xài”. Hoặc có những biến thể đóng trại âm thành những mâm ngũ quả vô cùng thú vị như "cầu - dư - vừa -  đủ - xài" (mãng cầu, dưa hấu, dừa, đu đủ, xoài), "cầu - dư - xài - líp baga" (líp baga là bộ phận xe đạp), cầu dư xài ẩu (ẩu là ổi, tức xài thoải mái), "cầu - vừa - đủ - qua - môn (trái khổ qua, củ khoai môn),...

Triết lý người xưa đã để lại cho con cháu qua mâm ngũ quả vùng Nam Bộ không đơn thuần là lời cầu chúc suông về tài lộc, mà còn nhắn nhủ khuyên răn biết ”vừa đủ” biết tiêu xài đúng lúc đúng chỗ. Đó là triết lý thâm sâu sống thực, một di sản văn hóa mang đậm bản sắc của người Nam Bộ.

Bánh tét, lễ vật dâng cho tổ tiên và đất trời ở Nam Bộ

Bánh tét, lễ vật dâng cho tổ tiên và đất trời ở Nam Bộ

 

3. Bánh tét

Nếu như bánh chưng, bánh dày là đại diện cho món bánh dâng lên tổ tiên, trời đất của người miền Bắc trong ngày tết, thì bánh Tét trong Nam lại là món bánh không thể thiếu trong ngáy tết. Bánh được làm bằng gạo nếp để làm vỏ bánh, nhân đậu xanh, thịt heo được gói bên ngoài bởi là chuối xanh. Hiên nay có rất nhiều phiên bản bánh tét hiện đại ra đời như bánh tét chuối, bánh tét ngũ sắc, bánh tét hột vịt muối, bánh tét nhân đậu,...tuy nhiên, bánh tét cổ truyền vẫn là loại bánh được ưa chuộng nhất của người miền Nam trong dịp tết. Bánh tét chính là hình ảnh của bức tranh đồng quê miền Nam với những đồng lúa mang lại những hạt nếp thơm dẻo, những miếng thịt heo của của nghề chăn nuôi gia súc, một chút cay nồng tiêu của vùng đất cao nguyên bazan đất đỏ,... Chiếc bánh tét của người miền Nam là sự hòa hợp của đất trời, của con người với thiên nhiên, để dâng lên nguồn cội tổ tiên những thành quả lao động của nghề nông trong năm mới.

 

Bến Bình Đông, nơi tập trung các vườn hoa tết miền Tây về Sài Gòn

Bến Bình Đông, nơi tập trung các vườn hoa tết miền Tây về Sài Gòn

 

4. Phiên chợ Hoa

Chợ hoa tết từ lâu đã là nét đẹp của người miền Nam mỗi khi dịp năm mới về. Chỉ cần nhìn thấy những gian hàng hoa đua nhau sắc thắm, người ta có thể cảm nhận được cái tết đang cận kề. Người đi chợ hoa ngoài việc mua những cây mai, chậu quất, chậu cúc tô điểm nét vàng - đỏ may mắn cho ngôi nhà của mình thì đây cũng là dịp để tìm một chút thư thả, yên bình về một mùa xuân mới bình an, hạnh phúc và nhiều niềm vui trong chợ hoa. Nếu ở Sài Gòn có các chợ hoa tại Bến Bình Đông nơi tập trung những chậu hoa rực rỡ được vận chuyển từ các làng hoa có tiếng tại miền Tây lên Sài Gòn qua đường kênh rạch, chợ hoa tại các công viên 23/9, công viên Lê Thị Riêng, công viên Đầm Sen,...thì chợ Hoa Sa Đéc miền Tây là điểm du lịch thu hút khách từ 20 tháng chạp trở đi, khách có thể ghé thăm chụp hình tại làng hoa, tham qua các điểm du lịch. Ngoài ra, ở bất cứ địa phương nào ở miền Nam nếu bạn có dịp đi thăm thú vào những ngày cuối năm thì bạn sẽ bắt gặp trăm hoa đua sắc được bày bán rất nhiều ở ven đường, ở chợ hay ở những bãi đất trống. Chợ hoa sông Tiền, chợ hoa chợ Lách, chợ hoa Bến Ninh Kiều,...đều là những chợ hoa nổi tiếng của miền Tây không chỉ là nơi để tập trung mua bán mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống đi chợ hoa tết của người miền Nam mỗi khi xuân về.

 

Món ăn không thể thiếu trong các mâm cơm ngày tết

Món ăn không thể thiếu trong các mâm cơm ngày tết

 

5. Thịt kho tàu

Thịt kho tàu là món ăn không thể thiếu của người dân Nam Bộ mỗi dịp tết. Trong nhà ngoài bánh mứt, hạt dưa, câu đối đỏ thì món ăn này luôn xuất hiện trong mâm cơm ngày tết. Món được làm từ những miếng thịt ba chỉ cắt thành miếng vuông to, kho với những chiếc hột vịt tròn bóng tượng trưng  “vuông tròn đều đặn, mọi sự bình an”.  Món ăn đặc biệt này được làm từ những sản vật bình dân của người miền Tây đó là vị ngọt thanh của những trái dừa xiêm, những quả trứng vịt từ những đàn vịt chăn thả chạy đồng, những miếng thịt ba chỉ trắng trong của mỡ và đỏ au của thịt. Tất cả hòa quyện tạo nên món ăn đặc biệt của người Nam Bộ trong ngày tết.

 

Hiện nay, với sự phát triển và giao thoa văn hóa ngoại nhập, cuộc sống hiện đại, thì những phong tục đón tết truyền thống đã bị mai một dần. Tuy nhiên, những biểu tượng của ngày tết ở miền Nam thì không hề mai một, nó vẫn là những thứ không thể thiếu trong ngày tết của người miền Nam dù trong quá khứ hay hiện đại. Tết Nam Bộ là hình tượng cả gia đình ngồi quây quần bên bếp lửa nghi ngút khói từ nồi bánh tét bốc lên, mang theo cả tâm trạng nao nao với hình ảnh báo hiệu Tết đã về rất gần, làm ai nhìn thấy hình ảnh này cũng nhớ nhà, nhớ quê da diết. Nếu có dịp mời bạn ăn tết Nam Bộ để cảm nhận con người miền Tây chân chất, đáng yêu và thưởng thức các đặc sản Nam Bộ trong ngày tết. 

Tân Triều Express là đơn vị chuyên gửi hàng từ Việt Nam đi Mỹ, chúng tôi nhận gửi hàng tết đi Mỹ cũng như gửi các sản vật Nam Bộ đi Mỹ làm quà cho người thân và bạn bè. Quý khách xin hãy liên hệ với chúng tôi qua số 0905987797 để được tư vấn và báo giá.

Gửi câu hỏi