5 tác động của cuộc chiến Ukraina - Nga ảnh hưởng đến ngành vận tải như thế nào?
0/5 - 0 Bình chọn
Mục lục [Ản/Hiện]
5 tác động của cuộc chiến Ukraina - Nga ảnh hưởng đến ngành dịch vụ vận chuyển: Hiện nay giao tranh giữ Nga- Ukraina đã bước sang ngày thứ 15, tác động của cuộc chiến ảnh hướng đến không những các bên tham chiến mà còn ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế toàn cầu của thế giới. Trong đó, ngành vận tải quốc tế đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do rất nhiều nguyên nhân. Cùng Tân Triều điểm qua những tác động của cuộc chiến đến ngành vận chuyển hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung, cũng như dịch vụ gửi hàng từ nước ngoài về Việt Nam.
Giá dầu tăng ảnh hưởng trực tiếp đến ngành vận chuyển
1 Giá dầu tăng ảnh hưởng đến tăng cước vận chuyển.
Ngay khi Nga tấn công Ukraine thì khu vực nhạy cảm và chịu ảnh hưởng nhiều nhất là thị trường tài chính đã phản ứng khi giảm điểm từ 2-3%. Giá dầu Brent tăng vượt mức 100 USD/thùng. Với mức giá tăng của nguyên liệu cơ bản thì các vấn đề về chuỗi cung ứng và chi phí nguyên liệu sẽ tăng cao hơn cho các nhà khai thác hậu cần và dịch vụ vận chuyển quốc tế.
Giá nhiên liệu tăng sẽ không phải là yếu tố duy nhất thúc đẩy chi phí vận chuyển cao hơn. Các công ty phân phối và các công ty vận chuyển sẽ phải đối mặt với giá container tăng, chi phí xăng dầu tăng, chi phí thuê chuyến bay tăng,.... Chi phí vận chuyển đường biển hoặc vận chuyển hàng không sẽ tăng đáng kể khi các lệnh trừng phạt sẽ tác động đến việc vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc-Châu Âu thông qua con đường tơ lụa qua Nga và Belarus.
Với ngành vận chuyển thì ngoài chi phí kho bãi, chi phí xăng dầu cũng chiếm tỷ trọng lớn trong việc cấu thành giá của dịch vụ. Từ tháng 3 trở đi, giá các hãng bay vận tải bắt đầu rục rịch tăng giá từ 30-35% do giá xăng dầu thế giới leo thang theo cuộc chiến. Các công ty chuyển phát nhanh quốc tế cũng đã cập nhật bảng giá gửi hàng đi Quốc Tế với mức cước cao hơn và không có dấu hiệu đi xuống.
2. Giá hàng hóa và sản phẩm tăng cao.
Khi giao tranh xảy ra chuỗi cung ứng đang căng thẳng và giá cả tăng theo xung đột Nga-Ukraine. Bên cạnh chi phí vận chuyển cao hơn, chiến tranh cũng sẽ đẩy giá năng lượng lên cao hơn. Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho châu Âu, cung cấp khoảng 35% nguồn cung cấp cho các khu vực. Nga đã giảm xuất khẩu khí đốt sang châu Âu và có thể quyết định hạn chế hơn nữa để đáp trả các lệnh trừng phạt.
Khí tự nhiên rất quan trọng đối với sản xuất điện và giá khí cao hơn sẽ được phản ánh trong chi phí điện cao hơn cho các nhà sản xuất, công ty phân phối và bán lẻ dựa vào năng lượng này để cung cấp năng lượng cho các cơ sở kho hàng của họ. Giá năng lượng đã tăng mạnh và cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng đến thành phần cuối cùng là giá hàng hóa và các sản phẩm tăng cao vì tác động của các yếu tố đầu vào.
Việc Nga xâm lược Ukraine đặt ra một mối đe dọa mới đối với nguồn cung cấp hàng hóa và giá cả, nó sẽ có tác động lan tỏa trên các chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu vào năm 2022. Sự gián đoạn nguồn cung sẽ kích hoạt tăng giá đối với các nhà sản xuất và sẽ tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm hàng không vũ trụ, ô tô cũng như sản xuất chất bán dẫn, pin, nông sản và một số loại thuốc.
Bên cạnh các vấn đề về chuỗi cung ứng và áp lực lạm phát liên quan, các công ty sản xuất còn phải đối mặt với những hạn chế của thị trường lao động và áp lực tăng lương do sự rớt giá của các đồng ngoại hối. Điều này cũng ảnh hưởng đến chi phí vận hành và cũng sẽ góp phần làm tăng giá đầu ra từ các nhà sản xuất và và các hãng vận chuyển quốc tế và giao nhận
Cơn bão lạm phát sẽ ảnh hưởng đến sức mua trong tương lai
3. Sức mua sắm giảm sút, dẫn đền nhu cầu vận chuyển thấp.
Cuộc chiến giữa Ukraina đã gây lên bầu không khí u ám của việc lạm phát trên toàn cầu. Tại các thị trường tiêu thụ sôi động như Châu Âu, Mỹ, Úc,...với sự tăng giá của năng lượng và thực phẩm tăng cao hơn cũng như một số cú sốc trong chuỗi cung ứng sản xuất. Khiến sức mau sắm sẽ giảm sút sẽ thắt lưng buộc bụng.
Với các công ty làm dịch vụ vận chuyển hàng từ Mỹ về Việt Nam, hay Úc, Canada, Châu Âu thì với tác động của cuộc chiến ban đầu sẽ chưa ảnh hưởng đến sản lượng vận chuyển trong ngắn hạn. Nhưng về trung và dài hạn, khi người dân thấm đòn của các lệnh trừng phạt của các cường quốc, sẽ đẩy người dân vào thế tiết kiệm, tích lũy nhiều hơn chi tiêu. Sức mua sắm hàng hóa sẽ giảm, và nhu cầu để mua sắm tiêu dùng các dịch vụ xa xĩ phẩm sẽ được cân nhắc.
4. Thời gian giao hàng lâu hơn và rủi ro hơn.
Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã làm xáo trộn các chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đang rối ren vì đại dịch, làm tăng chi phí, thời gian giao hàng kéo dài và những thách thức khác đối với các công ty đang cố gắng vận chuyển hàng hóa trên khắp thế giới.
Cuộc đụng độ tại Ukraine, một quốc gia rộng lớn nằm trên con đường tơ lụa mới của Châu Âu và Châu Á, đã khiến một số chuyến bay bị hủy hoặc đổi tuyến, gây áp lực lên khả năng vận chuyển hàng hóa và làm gia tăng lo ngại về việc tiếp tục gián đoạn chuỗi cung ứng khi hàng loạt công ty sản xuất đã đóng cửa hoặc chuyển nhà máy ra khỏi Châu Âu, Ukraine và Nga như: Adidas, Cocacola, Carlsberg, Nestle,...Và nó đã khiến giá năng lượng tăng vọt, làm tăng thêm chi phí vận chuyển, rủi ro từ các chuyển bay khi lệnh cấm vận trên không khiến các chuyến bay phải thay đổi lịch trình như ban đầu.
Cuộc chiến tranh giữa Nga - Ukraina ảnh hưởng đến vận tải quốc tế toàn cầu
5. Dòng tiền chảy vào những kênh đầu tư khác an toàn hơn.
Đánh giá trên phương diện vi mô của ngành vận chuyển hàng từ nước ngoài về Việt Nam từ ví dụ cụ thể: nếu trước đây, những bạn trẻ vào khao khát khởi nghiệp bằng các shop hàng ngoại nhập. Hàng hóa được mua từ các nước như Mỹ, Úc, Canada, Châu Âu với nhiều dòng sản phẩm cao cấp. Thì giờ đây với mức giá hàng tăng cao, việc mua sắm và kinh doanh sẽ hạn chế. Các chủ shop sẽ tìm đường kinh doanh khác thay vì mơ ước về shop hàng ngoại như hiện nay.
Cước phí vận chuyển tăng cao, giá thành sản phẩm tăng cao cũng là một trong những yếu tố khiến những người làm trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu cân nhắc trước khi đưa ra một số quyết định mạo hiểm kinh doanh. Các kênh đầu tư an toàn hiện tại như đầu tư vàng, dữ trữ ngoại hối, bất động sản đang được hút mạnh dòng tiền trên thị trường Việt Nam hiện này.
Trên phương diện vĩ mô: các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu đầu năm 2022 đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh cấm nhập từ Trung Quốc do chính sách zero-covid, nay lại kéo theo cuộc chiến giữa Nga- Ucraina sẽ khiến việc cán cân thương mại kinh tế Việt Nam tiếp tục tụt dốc trong năm nay. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ ẩn mình để tìm kiếm thời cơ tốt hơn trong những kênh đầu tư khác.
Thật vậy, ai cũng nhận thấy giá vận tải cao hơn, nhiều sự chậm trễ và gián đoạn hơn khi chiến tranh giáng một đòn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Để thích nghi đối phó lâu dài với cuộc khủng hoảng này, các doanh nghiệp vận tải phải điều chỉnh để đối phó và đón nhận làn sóng mới. Trên thực tế, các chủ hàng và hãng vận chuyển có thể phải trả nhiều tiền hơn trong thời gian tới.
Tân Triều Express tổng hợp
Gửi câu hỏi