Năm mới Nhâm Dần tản mạn chuyện mứt tết xưa

Dec 31

Năm mới Nhâm Dần tản mạn chuyện mứt tết xưa

0/5 - 0 Bình chọn

Mục lục [Ản/Hiện]

Tản mạn chuyện mứt tết xưa: Khi cuộc sống xưa của thế hệ 7x-8x còn nhiều khó khăn thì mỗi lần tết về là dịp để mọi người có thể thưởng thức sự ngọt ngào của hương vị ngày tết qua những bao lì xì màu đỏ chói, được mặc vào người những bộ quần áo mới cha mẹ mua cho và đặc biệt đây là dịp để "xí phần" những loại bánh - kẹo, mứt hấp dẫn trong khay bánh kẹo mời khách đến "xông nhà" vào năm mới. Ngày xưa thì không có nhiều loại mẩu mã các loại mứt như bây giờ, "đẳng cấp" nhất vẫn là loại mứt của công ty Hữu Nghị với hộp ngũ giác, quấn giấy kiếng ở ngoài được gói cẩn thận và chiếc nơ màu đỏ được bày trên bàn thờ gia tiên vào ngày tết. Khi "đập hộp" thì bên trong có mứt dừa, mứt gừng, hạt sen, mứt cà rốt, mứt bí đao,...cả thế giới tết như thu hút lại bên trong hộp mứt ngày tết.

 

Các loại mứt truyền thống trong ngày tết xưa

Các loại mứt truyền thống trong ngày tết xưa

 

Thế giới mứt trong mắt trẻ thơ

Với những thế hệ 7x-8x tết là cơ hội để được cùng bố mẹ đi đến nhà người thân, bạn bè chúc tết, ngoài được lì xì thì khám phá hộp bánh mứt của nhà gia chủ là điều vô cùng thích thú. Nhưng loại mứt mà được nhiều người yêu thích nhất phải nói đến mứt dừa. Nó cuốn hút ánh mắt trẻ thơ bởi màu trắng, vàng, xanh lá cây, hồng,...các cọng mút như một mớ dây hỗn độn, uốn lượn vào nhau, các màu đan xen kích thích thị giác của những đứa trẻ thòm thèm vì mỗi dịp tết đến mới có cơ hội thưởng thức. Mặc dù mứt dừa xưa không thể so sánh với các loại mứt dừa hiện tại về độ ngon, cũng như cách chế biến như mứt dừa non, dừa tam giác 3 màu,...nhưng ở thời điểm đó, nhà nào có một khay mứt dừa đủ màu sắc, kẹo, bánh, hạt dưa đỏ óng đã là sung túc trong ngày xuân.

Tiếp theo phải kể đến là mứt bí, mặc dù độ yêu thích xếp dưới mứt dừa. Những những miếng mứt hình thỏi vuông vứt, được phủ đường trắng tinh, giòn giòn, ngọt ngọt mọng nước. Cái thanh mát của miếng mứt bí cổ truyền khiến người ta muốn cắn thêm miếng nữa, miếng nữa.

Món tiếp theo không thể thiếu đó là mứt gừng, mừng miếng gừng được dát vàng óng, tẩm lớp đường trắng ở ngoài cay nồng là món mứt vô cùng yêu thích khi tết cũng là dịp cái lạnh tràn về vùng đất Tây Nguyên đầy gió lạnh. Mặc dù với những đứa trẻ thì món mứt gừng không phải là món hảo nhất, vì nó khá cay. Nhưng với tôi, miếng mứt gừng cùng tách trà nóng nhắc lại cho tôi những cái tết ấm áp bên gia đình và vị cay của nó khiên tôi nhớ về những ngày tết xa xưa.

Tiếp đến là món mứt cà rốt, màu da cam của nó trên hộp bánh mứt tô điểm thêm nét chấm phá trong các loại mứt tết ngày xuân. Tùy theo nhà sản xuất mà mứt cà rốt được chế biến thành các thanh vuông, các khoanh tròn hoặc cắt tỉa thành các bông hoa đơn giản để làm điểm nhấn cho mứt cà rốt. Vị thơm ngon sực sực của cà rốt với vị ngọt thanh của đường ướp làm cho những đứa trẻ chấm đây là một trong những món mứt không thể "chối từ" vào ngày tết.

Tùy theo vùng miền mà còn có rất nhiều loại mứt khác nhau và vô cùng hấp dẫn. Trong ký ức của những đứa trẻ 7x-8x thời đó thì mứt hạt sen là loại mứt cao cấp, chỉ có những nhà nào có điều kiện mới đãi khách món này. Ngoài ra, với người miền Trung chúng tôi thì có món mứt quất, với những trái quất được rim đường vàng ngọt như mật ong. Bên cạnh đó là món mứt chuối, mứt khoai lang, mứt đậu phụng, mứt mận,...những loại trái cây dân dã được chế biến để đưa vào khay bánh kẹo tết làm món quà đãi khách du xuân đến thăm nhà.

Những câu chúc mừng nhau đầu năm, những phong bì lì xì đỏ chói, nhưng viên kẹo giấu vội trong túi quần, hay những món mứt đầy màu sắc là những gì đọng lại trong những thế hệ 7x-8x về những cái tết ngày xưa.

 

Mứt trở thành biểu tượng của ngày tết

Mứt trở thành biểu tượng của ngày tết

 

Mứt - biểu tượng của ngày xuân

Ngày xuân, trong gia đình không thể thiếu món mứt được, dù là loại gì đi chăng nữa, có thể ngoài cây mai, cành đào, chim én, dưa hấu, bánh chưng,...thì mứt tết được xem như là biểu tượng của tết xưa & nay. Mứt là món khai vị cho mọi cuộc viếng thăm, chúc tụng. Mứt là đại diện cho sự tươi mới, đầy sắc màu với những gam màu sáng tượng trưng cho những điều mới mẻ và may mắn. Mứt đã trở thành những thứ không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về với những ý nghĩa biểu trưng đặc sắc. Mứt Tết là thức quà ngọt ngào, dùng quyện vị với chén trà, đưa câu chuyện bên bàn tiệc Tết thêm đôi lời hay ý đẹp. Mứt Tết là món quà không thể thiếu trên khay bánh kẹo mỗi gia đình dù Bắc hay Nam trong dịp Tết.

Thậm chí nhiều người còn nói rằng nếu không mứt tết thì ngày xuân không còn ý nghĩa. Vì sao ư? vì với cuộc sống hiện đại hiện nay bạn có thể dùng mứt bất cứ khi nào bạn muốn vì mứt hiện nay được bày bán quanh năm, trên nhiều cổng thương mại điện tử hay các kênh bán hàng trên facebook. Tuy nhiên chỉ đến ngày Tết người ta mới thật sự cảm nhận được sự ngọt ngào và ý nghĩa của các loại mứt trên mâm bánh đãi khách. Mứt trong ngày tết mang đại diện cho những điều tốt đẹp nhất trong năm mới và đem những điều tốt đẹp ấy tới cho mọi người tới chơi nhà khi họ thưởng thức mứt, trà và chúc những những câu chúc tốt đẹp nhất trong năm mới.

 

Hình ảnh của 1 hộp mứt truyền thống xưa

Hình ảnh của 1 hộp mứt truyền thống thời 7x-8x

 

Ý nghĩa của các loại mứt tết

Tuy chỉ là những lời truyền tụng để tô vẻ thêm phần " sang trọng" của mứt tết, nhưng ý nghĩa của các loại mứt tết cũng rất hay và phong phú. Mình có thể tổng hợp lại ý nghĩa của một số loại mứt tết được mọi người truyền tụng nhau như sau:

- Mứt dừa: Mứt dừa trong khay bánh kẹo ngày Tết mang ý nghĩa về mối quan hệ mạnh mẽ trong gia đình. Chúc cho gia đình luôn sum vầy, quây quần bên nhau hạnh phúc. Mình nghĩ cũng đúng, vì nhìn những sợi mứt đan xen lại với nhau, kết nối với nhau giống như sự sum họp của mỗi gia đình trong dịp tết đến xuân về.

- Mứt gừng: Trong ngày Tết, mứt gừng tượng trưng cho ý nghĩa một cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc trong năm mới. Sự cay nồng, ấm áp của gừng có thể là chất xúc tác để nó trở thành một món ăn tượng trưng cho sự quây quần, ấm áp của gia đình.

- Mứt bí: Mứt bí trong ngày Tết có ý nghĩa đem lại sức khỏe và sự phát triển trong năm mới. Bí đao là nguyên liệu của món mứt bí, cho nên ngoài việc đem lại sức khỏe, nó cũng là kiểu chơi chữ " thoát Bí" để có thể hanh thông trong năm mới.

- Mứt cà rốt: mứt cà rốt thường có hình thỏi màu vàng (giống như vàng 9999) nên nó có ý nghĩa tượng trưng cho sự giàu có. Dựa vào hình tượng của miếng mứt mà mình liên tưởng đến sự giàu sang khi thưởng thức món này.

- Mứt quất: Để mứt quất trong khay có ý nghĩa mang tới vận may, an lành, thịnh vượng. Cây quất là cây tượng trưng cho ngày tết, với những trái quất vàng óng như lộc vượng vào nhà, mứt quất cũng đại diên cho sự cầu mong thịnh vượng và phát tài của gia chủ.

 

Tết hiện đại vẫn có chỗ cho mứt truyền thống

Tết hiện đại vẫn có chỗ cho mứt truyền thống 

 

Tết hiện đại và hình tượng của mứt truyền thống xưa

Mứt hiện nay đa dạng, phong phú, kiểu dáng bắt mắt, màu sắc rực rỡ,...nhưng với sự phát triển đi lên của xã hội khiến cho giá trị của mứt không còn như vị thế xưa. Cuộc sống đã đầy đủ hơn, sung túc hơn, nhiều món ngon, vật lạ được gửi hàng từ Mỹ về Việt Nam, như socola, hạt dẻ, hạnh nhân, óc chó,...dần thay thế cho mứt truyền thống. Mứt tết truyền thống dường như chỉ là những ký ức còn đâu đó sót lại trong ký ức của những thế hệ 7x-8x chỉ mong tết về để được ăn bánh kẹo, quà mứt no nê.

Các loại bánh mứt bây giờ được đầu tư kỹ lưỡng về chất lượng cũng như mẩu mã.Thế nhưng, để mà kể về những kỷ niệm tuổi thơ, thì những cọng mứt dừa khô giòn, hay những lát mứt bí, cà rốt, chuối,...sẽ khỏa lấp những cái bụng "bủn beo" ngày đó vì cuộc sống chung còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Những cái tết hiện đại ngày càng trở nên nhạt nhẽo, nhưng những hương vị của mứt cổ truyền khiến cho những người lứa tuổi 7x-8x được hoài niệm về những cái tết xưa thời thơ ấu, chỉ có tết mới có cơ hội xúng xính quần áo đẹp, được có tiền lì xì, được thấy bàn thờ cùng gia tiên đầy đủ màu sắc, trên đó có những khoanh mứt tết đủ loại được gói trong những gói giấy carton màu đỏ, báo hiệu cho một năm mới đang đến gần.

 

Tân Triều Express là đơn vị chuyên vận chuyển hàng hóa từ Mỹ về Việt Nam. Chúng tôi luôn giữ gìn các truyền thống văn hóa của dân tộc qua các bài viết, bài sưu tầm về các phong tục tập quán của người Việt tại Mỹ và ở Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu gửi hàng từ Mỹ về Sài Gòn xin liên hệ qua hotline 0905987797 để được tư vấn.

Gửi câu hỏi