Top 7 lễ hội lớn nhất ở Việt Nam trong tháng Giêng
0/5 - 0 Bình chọn
Mục lục [Ản/Hiện]
Top 10 lễ hội lớn nhất ở Việt Nam trong tháng giêng 2022: Những ngày đầu xuân mới, trong không khí vui tươi phấn khởi của con người, thiên nhiên đất trời. Nhiều lễ hội truyền thống trên khắp đất nước bắt đầu khai hội phục vụ nhu cầu tâm linh của các tầng lớp nhân dân và cũng để đón du khách thập phương về tham quan, chiêm bái. Và bây giờ hãy cùng Tân Triều Express điểm qua 7 lễ hội lớn nhất trong tháng giêng ở Việt Nam nhé.
Những khẩu pháo được chạm chỗ hoa văn tứ linh
1. Lễ hội pháo làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh).
Và được ghi tên trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây được coi là lễ hội được tổ chức sớm nhất trong năm mới, thường khai hội vào ngày mùng 4 tháng Giêng đến hết mồng 7 để tưởng nhớ ngày Thánh Thiên Cương ra quân đánh giặc Xích Quỷ.- vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, điều quân đi đánh giặc.
Để nhớ ơn Thiên Cương, làng Đồng Kỵ - Từ Sơn - Ninh Bình thờ đức Thiên Cương làm thần hoàng làng tại đình và hàng năm mở hội thi đốt pháo, tái hiện ngày Thiên Cương ra lệnh xuất quân đánh giặc.
Tâm điểm của lễ hội này là tục rước pháo, những "ông pháo" dài 5-6m có sơn son thiếp vàng. Thân pháo chạm trổ hình long, lân, quy, phụng với mong muốn năm mới mưa thuận gió hòa. 2 quả pháo được vài trăm trai tráng trong làng rước qua các trục đường chính của làng Đồng Kỵ đến đình làng.
Về với lễ hội Đồng Kỵ, quý khách có dịp được chiêm ngưỡng các công trình đình, chùa cổ kính, hòa nhập với các hoạt động tâm linh tín ngưỡng và văn hóa dân gian đặc sắc, đồng thời có dịp chứng kiến các bản sắc văn hóa truyền thống với các lễ nghi và sinh hoạt tâm linh, văn hóa được thể hiện tập trung trong ngày lễ hội.
Tưởng nhớ tới vị vua Mai Hắc Đế
2. Lễ hội đền vua Mai ở Nghệ An.
Lễ hội đền Vua Mai là dịp để người dân ôn lại khí thế hào hùng, tinh thần bất khuất của cuộc khởi nghĩa Hoan Châu đánh bại quân xâm lược nhà Đường, xây dựng nước Vạn An độc lập trong suốt gần 10 năm. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông. Ngoài lễ hội đền Vua Mai, hàng năm, nhân dân Nam Đàn còn tổ chức nhiều kỳ lễ trọng như: giỗ thân mẫu Vua Mai 14/7 âm lịch, giỗ Vua Mai vào 16/9 âm lịch, giỗ Mai Hoàng Hậu 15/7 âm lịch. Năm 2022 lễ hội đền Vua Mau diễn ra vào ngày 14 tháng giêng, tại Đền thờ Vua Mai, huyện Nam Đàn đã tổ chức Lễ Đại tế lễ Hội Đền Vua Mai nhằm bày tỏ tấm lòng thành kính tri ân, biết ơn đối với Vua Mai.
Năm 2022 với nhiều hoạt động vui chơi tại Núi Bà Đen
3. Lễ hội Xuân núi Bà Đen ở Tây Ninh
Được khai mạc vào mùng 4 tháng giêng và kéo dài cho đến hết tháng giêng. Ngoài lễ hội Xuân Núi Bà tổ chức và tháng giêng, thì Hội Vía Bà được tổ chức trong ba ngày 4, 5, 6 tháng 5 âm lịch đây được xem là lễ hội quan trọng nhất ở núi Bà.
Viếng miếu bà Đen là một trong những lễ hội mùa Xuân lớn nhất Phương Nam. Bên cạnh các hoạt động tín ngưỡng khách tham quan có thể tham gia theo dõi các chương trình chiếu phim, biễu diễn nghệ thuật, thi đấu thể dục thể thao hoặc các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa.
Núi Bà Đen thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hoà Thành, thành phố Tây Ninh. Núi Bà Đen có nhiều truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian. Vị thần thờ chính trên núi là Bà Đen hay còn gọi là Linh Sơn Thánh Mẫu. Bà được thờ ở Điện Bà ở khoảng lưng chừng núi.
Du xuân, lễ Phật, bái Linh Sơn Thánh Mẫu trên đỉnh Bà Đen linh thiêng, nơi được mệnh danh là nóc nhà Nam Bộ đã trở thành hành trình tâm linh không thể thiếu với người dân, Phật tử phía Nam mỗi dịp đầu năm, để khởi đầu một năm mới an yên, may mắn. Ngoài ra, với hoạt động của hệ thống cáp treo Sunworld lên đỉnh núi, mọi người có thể đến khu du lịch Sun World BaDen Mountain để tham gia nhiều hoạt động vui chơi tại đây.
Về với cái cõi tiên bồng trong ngày đầu xuân
4. Lễ hội chùa Hương ở Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội Chùa Hương hay còn gọi là Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội khai xuân lớn của người dân Việt Nam. Được tổ chức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch, với nhiều hoạt động tâm linh, tham quan du lịch thu hút rất lớn lượng du khách tham gia lẫn các phật tử tham gia hành hương. Về với lễ hội Chùa Hương đầu năm về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành, dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh.
Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp thiên nhiên mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật. Chùa Hương là một sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo, giữ hệ thống đền chùa và nhữnghang động gắn liền với núi rừng, để tạo thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn. Tạo hóa đã khéo bày đặt cho nơi đây núi non sông nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó nó trở lên lung linh, sinh động và nhiều màu sắc. Ngồi trên những chiếc đò nhỏ tại bến Yến, rẽ sóng nước đi qua những cảnh vật núi non, hang động chùa chiềng, bạn sẽ thấy tâm hồn nhẹ nhỏm như đang lạc vào chốn bồng lai.
Năm 2022, Lễ hội chùa Hương đón khách muộn từ 16/1 âm lịch thay vì khai hội như truyền thống hàng năm vào ngày mùng 6 tháng Giêng.
Lê hội được nhiều người mong đợi vào tháng giêng
5. Lễ hội đền Gióng, Sóc Sơn ở Hà Nội.
Lễ hội diễn ra ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể .Được khai hội vào mùng 6 tháng giêng hàng năm để tưởng nhớ và ngợi ca người anh hùng Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân dưới thời Vua Hùng Vương. Theo truyền thuyết đây là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Giống trước khi bay về trời nên người dân lập nên đền Thượng để thờ phụng. Tảng sáng ngày mùng 6 tháng Giêng, sau 3 hồi trống nổi lên từ đền Thượng thì lễ hội Gióng chính thức bắt đầu. Người dân chuẩn bị dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Sau đó lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động như các trò chơi dân gian rất sôi nổi như vật, cờ tướng, đi cà kheo, đi cầu thăng bằng, đập niêu..., đặt biệt nhất của lễ hội là tục chém tướng, gồm có phần rước đồng thời diễn tả lại việc Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời.
Năm 2022, lễ hội đền Gióng không được tổ chức quy mô do sợ ảnh hưởng của dịch bệnh.
Lễ hội khai ấn Đền Trần với lời dạy của tiên đế cho con cháu nước Việt
6. Lễ hội Khai Ấn Đền Trần Nam Định.
Lễ khai ấn đền Trần diễn ra giữa đêm 14 và mở đầu cho ngày 15 tháng Giêng, tại Khu di tích đền Trần phường Lộc Vương, TP.Nam Định. Đây là sự hồi ảnh của tập tục cổ, sau những ngày nghỉ tết bắt đầu từ rằm tháng giêng thì triều đình trở lại làm việc bình thường.
Lễ có nguồn gốc từ những năm 1239 của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Đến đời vua Minh Mạng đã cho khắc lại Ấn và thêm câu "Tích phúc vô cương" ( cầu mong mọi người bước sang năm mới mạnh khoẻ, lao động, sản xuất hăng say, học tập, công tác tốt). Kể từ đó Lễ khai ấn vào giờ Tý ngày rằm tháng Giêng (từ 11 giờ đêm 14 đến 1 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng) là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ Trời, Đất, Tiên tổ thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông.
Vào lễ hội đền Trần, khắp nơi trên đất nước hình chữ S đều đỗ về để xin Ấn với mong muốn công việc làm ăn máy mắn, học tập được hanh thông, gia đạo hạnh phúc,...Ấn được đóng trên nền vải màu vàng, mực đỏ được treo trang trọng tại chỗ làm việc, cơ quan, gia đình,...Nhiều người Việt ở hải ngoại còn đặt gửi hàng từ Việt Nam đi Mỹ để có những tấm ấn đền Trần như một lời ban phúc cho con cháu, dạy con cháu giữ gìn phẩm chất, phúc đức từ những bậc tiền nhân.
Năm 2022 Lễ hội đền Trần không được tổ chức do ảnh hưởng dịch bệnh, , song người dân, du khách về đi lễ nếu có nhu cầu xin ấn đầu năm vẫn sẽ được đáp ứng đầy đủ tại khu vực riêng.
Lễ hội lớn của người Hoa tại Bình Dương vào những ngày năm mới
7. Lễ hội bà Thiên Hậu ở Bình Dương.
Lễ hội bà Thiên Hậu được tổ chức vào ngày rằm tháng giêng. Chùa bà Thiên Hậu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫi, là một cơ sở tín ngưỡng dân gian quan trọng của đồng bào người Việt gốc Hoa trên đất Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Lễ cúng vía Bà được tiến hành vào lúc nửa đêm 14 đến sáng 15 tháng Giêng, khách hành hương đa số là người Việt gốc Hoa từ các nơi. Ngôi chùa được trang hoàng cờ và đèn lồng từ cửa tam quan vào đến điện thờ. Mười hai chiếc lồng đèn lớn trang trí đẹp mắt tượng trưng cho 12 tháng trong năm treo thành một hàng dài trước sân chùa, tạo quan cảnh ngày hội thêm lộng lẫy.
Ngày 15, lễ rước kiệu Bà được tổ chức theo lối cổ truyền: kiệu Bà được rước đi xung quanh trung tâm thành phố Thủ Dầu Một cùng đội múa lân, mọi người làm lễ cúng, lễ cầu phúc, cầu lộc cho năm mới tại chùa và trước nhà mình nơi đoàn rước kiệu Bà đi qua.
Vào ngày hội năm nay, đông đảo khách thập phương đến thăm viếng, cúng Bà, xin lộc nhân ngày rằm tháng giêng năm Nhâm Dần 2022 ở chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương. Tuy nhiên chỉ tổ chức phần lễ, 2 phần hội chính là rước kiệu Bà (hay còn gọi là lễ hội cung nghinh Thánh giá Thiên Hậu Thánh Mẫu xuất du thịnh hội) và lễ hội đấu giá Thánh đăng (lễ đấu giá 9 lồng đèn của Bà) phải tạm hoãn do dịch covid.
Ngoài ra, còn rất nhiều lễ hội lớn nhỏ khác trong tháng giêng mà giới hạn bài viết này không thể liệt kê ra được. Tuy nhiên, những ngày lễ trong tháng giêng luôn đề cao tinh thần dân tộc, uống nước nhớ nguồn, kính nhớ tổ tiên, từ bi hỷ xã trong những ngày đầu năm mới. Các lễ hội còn là nét đẹp văn hóa để thu hút du khách thập phương đến du lịch và chiêm ngưỡng. Nếu bạn có dịp về Việt Nam vào những ngày đầu tháng giêng, ngoài sự giao thoa chuyển mùa của một năm mới bạn còn nhiều cơ hội chứng kiến những lễ hội đặc sắc trên đất nước Việt Nam này.
Tân Triều Express là đơn vị chuyển gửi hàng từ Mỹ về Việt Nam. Chúng tôi chuyên sưu tầm các bài viết về những văn hóa, ẩm thực, du lịch, con người Việt Nam. Nếu có nhu cầu gửi hàng đi quốc tế xin gọi 0905987797 để được tư vấn.
Gửi câu hỏi