Cũng tiễn ông Táo về trời của người Việt ở Mỹ 2024

Jan 13

Cũng tiễn ông Táo về trời của người Việt ở Mỹ 2024

0/5 - 0 Bình chọn

Mục lục [Ản/Hiện]

Cúng ông Táo về trời của người Việt tại Mỹ: Người Việt mình dù có đi đến đâu trên thế giới cũng giữ cho mình những phong tục và truyền thống tốt đẹp của ngày tết. Theo thông lệ hàng năm vào ngày 23 tháng chạp, người việt ở trong nước thường cúng các lễ vật để đưa ông Công ông Táo về trời. Còn ở Mỹ thì sao? có bao giờ bạn tử hỏi liệu người Việt có cúng ông Táo không vì ngày 23 bên Việt Nam thì bên Mỹ đã là 24 rồi?

 

Mâm cúng ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp

Mâm cúng ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp

1.Việc đưa ông táo về trời là một nét đẹp văn hóa của người Việt.

Thật ra, việc cúng ông Táo tại Mỹ không còn là một tín ngưỡng khi đưa các ông bà Táo về trời tâu với Ngọc Hoàng về những chuyện xảy ra trong năm với căn bếp nhà mình, mà vì muốn giữ một tập tục lâu đời của ông bà một nét đẹp truyền thống đã khắc hoạ vào tâm trí của những người Việt sinh ra trên mảnh đất hình chữ S này. Cứ mỗi năm vào ngày 23 tháng chạp theo giờ Việt Nam, mọi người đều dọn dẹp sạch sẽ căn bếp của mình, chuẩn bị hoa tươi, trái cây mâm lễ để tiễn ông Táo lên trời luôn là một khoảnh khắc đẹp của những ngày cuối năm, mà ai cũng nôn nao chờ đợi.

Khác hẳn với phong tục ở Việt Nam, những người Việt xa quê thường bày soạn trái cây, bông, nhang khói để đưa ông táo về trời. Tuy đơn sơ, nhưng không khí của ngày tiễn đưa ông táo về trời luôn là thời điểm thiêng liêng của người Việt xa xứ, đó còn là những nét văn hoá truyền thống mỗi khi tết đến xuân về, để nhắc lại cho con cháu đời sau những giá trị tinh thần mà người dân ta có được. 

Theo Giáo Sư Nguyễn Hồng Dũng cho biết: ”người Việt ở hải ngoại vẫn có phong tục đưa tiễn ông táo về trời ngày 23 tháng chạp, nhiều người Việt vẫn ra chợ người Viêt tại Mỹ để sắm các lễ vật như bông, hoa quả, cá chép (làm bằng giấy), mũ ông táo…để cầu mong cho gia đạo của mình được ấm no, hạnh phúc”. Thường thì đến ngày này hàng năm, các gia đình tại quanh thủ đô người Việt tại Mỹ thường lái xe ra khu Little Sài Gòn, đây là khu đông đúc người Việt thuộc thành phố Westminster, nơi có thể đắm mình trong không khí Tết Việt với những bánh mứt, hoa quả, bao lì xì đỏ và nhiều hàng hóa liên quan đến ngày tết được gửi hàng từ Việt Nam đi Mỹ. Không chỉ riêng tại Cali mà hiện nay tại Mỹ có rất nhiều khu thương mại và chợ Việt cũng nhộn nhịp  đầy đủ hàng hóa phục vụ Tết người VIệt tại Mỹ và không thiếu hàng để cúng ông Táo.

 

Tục thả cá chép đưa ông táo về trời

Tục thả cá chép đưa ông táo về trời

2.Cúng ông táo ở Mỹ có thả cá chép không?

Giải thích về lý do cũng như ý nghĩa phóng sinh cá chép, ông Nguyễn Cung Hà  cho biết: “Các gia đình thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp là dựa trên sự tích cá chép vượt vũ môn và hóa rồng. Trong tất cả các loài sống dưới nước chỉ có cá chép là có thể vượt qua vũ môn lên trời và hoá thành rồng được”.

Theo ông Nguyễn Hào Hùng cho hay không thể thay thế cá chép bằng con vật nào khác trong ngày cúng ông Công ông Táo: “Cá chép là phương tiện đi lại duy nhất không thể thay thế để Táo quân về trời. Do đó, không thể thay cá chép bằng con vật khác. Huống hồ cá chép đã trở thành biểu tượng của văn hóa: Cá hóa long (hóa rồng), cá vượt vũ môn (tôn vinh sự học thành đạt), thể hiện sự từ bi của người Việt (phóng sinh) đẹp như thế dễ gì thay được”.

Chính vì thế, theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) mới kịp lên thiên đình. Tuy nhiên, tại Mỹ thì các loại cá không được tự ý thả xuống ao hồ, sông suối do vậy cá chép bằng giấy là phương tiện để ông Táo có thể cưỡi về trời được dùng trong ngày này. Mà ở các chợ người Việt thì đồ cúng này là món không thể thiếu trong những ngày cuối tháng Chạp.

 

Không khí tết tại chợ người Việt tại Mỹ

Không khí tết tại chợ người Việt tại Mỹ

3.Ngày tiễn ông Táo nhớ tết Việt Nam.

23 Tháng Chạp là thời điểm này ở quê hương, bà con mình đang tíu tít bận rộn đón Tết cổ truyền, bên này, bà con người Việt cũng thấy nôn nao. Ngày 23 tháng Chạp, báo hiệu cho mọi người biết chỉ còn 1 tuần nữa thôi là năm mới đã sắp đến rồi. Ở Việt Nam vào ngày này các khu chợ dân sinh đông vui lắm, sắc đỏ - vàng như chiếm không gian khắp các gian hàng trong chợ, ngoài đường thì bán đủ các loại hoa. Một chút không khí lạnh cũng như 1 khúc nhạc tết chợt lướt qua khiến cho bạn cảm thây nôn nao với sự xoay chuyển của đất trời trước một năm mới. Cứ mỗi lần tiễn ông Táo, người Việt viễn xứ ai cũng nhớ đến nồi bánh chưng - bánh tét nghi ngút khói cùng ánh lửa hồng từ những bếp lò nấu bánh, thèm cảm giác hơi ấm đến từ những cụm than hồng.

 

Bà ngoại tôi đã ngoài 70 tuổi và đã sống ở Mỹ 20 năm rồi nhưng với bà, việc cúng ông Táo là việc rất nghiêm túc. Mỗi khi nhìn bà đứng lâm râm khấn vái thành tâm cạnh bàn bếp, bên làn khói trầm hương mỏng vờn quanh mái tóc bạc, tôi thấy ấm cúng làm sao. Tôi nghĩ, nếu như được nhắn gởi với ông Táo một điều thì tôi nhắn, người xa xứ chúng tôi nhớ Tết quê nhà lắm ông Táo ơi! Chúng tôi muốn ăn tết ở Việt Nam.

Gửi câu hỏi