Lạc vào "khu vườn Bon Sai" của nghệ nhân Việt tại Mỹ
0/5 - 0 Bình chọn
Mục lục [Ản/Hiện]
Nghệ nhân Việt với vườn Bon Sai triệu đô ở Mỹ: Người Việt thành công ở Mỹ với rất nhiều ngành nghề khác nhau. Có người thành công với vườn trái cây ở Florida, người thì thành công với trang trại nuôi gà kiểng ở Mỹ, người thì làm nghề đánh tôm ở Mỹ,...nhưng trên lĩnh vực nghệ thuật bonsai thì tại khu vực Cali không ai không biết đến vợ chồng ông bà David và June (Dung) Ngụy. Với cái duyên của nghề cộng với niềm đam mê cây cảnh và ham học hỏi tìm tòi, cho đến nay gia tài của ông bà đã có một “khu rừng bonsai” với nhiều tác phẩm dự giải ở Mỹ trên thế giới. Cùng Tân Triều Express tìm hiểu "cái duyên nghề bonsai" đến với vợ chồng ông qua bài viết bên dưới.
Thị mục khu vườn bonsai lớn nhất của người Việt tại Mỹ
Vườn Bonsai triệu đô của việt kiều Mỹ ở đâu?
Cách chợ Little Saigon hơn nửa tiếng lái xe, ở thành phố Chino là địa chỉ tọa lạc của vườn cây Bon Sai ông Dũng Ngụy với những cây bonsai lớn nhỏ, và cây nhỏ nhưng “có tương lai” để trở thành bonsai, lên đến hàng ngàn. Khu vườn rông hơn 2.2 mẫu, với hơn 1,000 cây các loại lớn nhỏ đến từ nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ông bà David chỉ sử dụng gần 1.5 mẫu để trưng, đặt, ươm cây, và các vật liệu liên quan đến bonsai, còn nguyên gần mẫu đất phía sau vẫn bỏ trống.
Vườn có đủ loại cây, nhưng nhiều nhất là cây “Bách Cali” (tên tiếng Anh là California Juniper – loại cây “đặc sản” của tiểu bang California), kế đến là Japanese Black Pine (cây thông đen).
Thương hiệu David Ngụy nổi tiếng trong giới chơi Bonsai tại Mỹ
Gia đình David Ngụy "bén duyên" với nghề Bonsai như thế nào?
Ông bà David Ngụy chính thức “nhập môn” với nghệ thuật bonsai từ năm 1998, khi còn đang bận rộn với công ăn việc làm, trong đó có hoạt động xuất nhập cảng. Hồi ấy, ông hay nhập cảng các loại hàng hóa vật liệu có liên quan đến bonsai được gửi hàng từ Việt Nam đi Mỹ, Trung Quốc, Nam Hàn, Nhật,... Dần dần, ông bà “mê” bonsai lúc nào không hay, chỉ biết, vào năm 2007, ông đã lặn lội từ California bay sang Nhật để tầm thầy học đạo. “Sư phụ” của ông David, đều là những người thầy nổi tiếng về bonsai, như Harry Hirao, Enie Kuo, Ben Oki, và Masahiko-Kumira.
Những năm đầu tiên, vườn bonsai của ông bà chỉ có khoảng 500 cây tùng nhỏ, hơn 120 cây phong Tam Thì, và một số loại cây khác nữa, mỗi thứ một ít. Hơn chục năm qua, cứ mỗi lần đi đâu thấy cây nào “có tương lai” (cây có thể cho ra thế Bonsai), ông bà lại mua đem về, hoặc đào từ trên núi đem xuống vườn của nhà mình.
Ông bà lập công ty West America Trading, cho đến nay là công ty chuyên cung cấp vật liệu liên quan đến bonsai lớn nhất Hoa Kỳ. Hằng ngày, ông bà chăm sóc bonsai và bận rộn để làm đơn hàng mua sỉ gửi đi các tiểu bang cho những người mua những dụng cụ trồng Bonsai như: đất nung của Nhật, kìm, kẽm đồng, kẽm nhôm, chậu Nhật, Trung Quốc, Nàm Hàn, và Việt Nam.
Năm năm trở lại đây, từ ngày chính thức nghỉ hưu, ông David và người vợ mới có nhiều thời gian hơn để chăm sóc bonsai. Lúc này, ông cũng có nhiều thời gian để nhận lời đi các nơi dạy học về nghệ thuật bonsai ở Arizona, Texas, Virginia, Colorado, Thảo Cầm Viên Quốc Gia ở Washington, DC.
Nghệ nhân bonsai David Ngụy cũng từng ngồi ghế giám khảo các cuộc triển lãm cây cảnh quốc tế, nhiều lần được giới thiệu là headliner (người tiêu biểu) tại các hội nghị lớn về cây cảnh.
Nghề chăm cây cảnh với lắm gian truân
Chăm cây cảnh như chăm con.
Bà Dung cười, nhẹ nhàng nói: “Không đam mê, không làm được. Chăm sóc bonsai vừa là sở thích vừa là trách nhiệm. Chăm cây cũng giống như chăm con nhỏ, vì để trở thành bonsai, cây phải được chăm sóc theo từng giai đoạn khác nhau.”
Không như các loại thực vật khác, cây để uốn thành bonsai luôn bị “kềm hãm” để không được lớn. Có cây “30 năm tuổi” rồi mà vẫn bé tí. Giống như gừng, “càng già càng cay,” cây bonsai càng già, càng đẹp, càng có giá trị cao.
Trong suốt gần 20 năm qua, ông David không muốn tự quảng bá nhiều bản thân, nơi vợ chồng ông đang sống, nhưng cộng đồng bonsai ở thành phố khác hoặc ở ngoại quốc lại biết nhiều về vợ chồng ông David Ngụy qua các buổi biểu diễn của ông ở những hội nghị về cây cảnh.
Ông bà là thành viên của Golden State Bonsai Federation – hội “mẹ” của những hội con ở California và một số tiểu bang xung quanh. Ông cũng lập ra Chino Bonsai Club, có trên 40 người, mỗi tháng sinh hoạt một lần vào Chủ Nhật tuần đầu tiên, từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa.
Những học viên tham gia khóa học trồng Bonsai thực hành
Truyền nghề cho hậu thế
Mặc dù có 6 người con nhưng không một ai theo nghề của cha mẹ để lại. Do vậy, ngoài câu lạc bộ sinh hoạt về Bonsai, nghệ nhân David còn mở các lớp về nghệ thuật bonsai đủ cấp lớp, từ căn bản, đến trung cấp, và cao cấp để chia sẻ những kinh nghiệm và hiểu biết của mình cho những người yêu cây cảnh. Lớp cơ bản và trung cấp có nhiều học viên ở khu vực Nam California, nhưng lớp cao cấp có nhiều người từ miền Bắc California như Sacramento, San Francisco, và cả các tiểu bang khác bay qua học.
Trước đây, ông David chỉ thích truyền kinh nghiệm cho người yêu thích bonsai, nên ông không lấy học phí. Sau này, các học viên “nói quá,” nên ông mới mở trường dạy chính thức, mang tên Bonsai Jidai. Học trò của ông bà, 70% là người ngoại quốc như Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật, Indonesia, Mexico, Ý,…còn 30% là người Việt. Ông David có niềm tự hào, là chính những học trò của ông, ít nhất là năm, sáu người được các hội bonsai mời để đi biểu diễn ở những hội địa phương.
Kỹ thuật "bẻ cành lớn" đã là thương hiệu riêng của David Ngụy
Đỉnh cao sự nghiệp của nghệ nhân cây cảnh gốc Việt
Đã ba lần, tác phẩm của ông David được chọn đăng trên trang bìa của tạp chí Gonden Statements, nơi giới thiệu các sản phẩm đặc biệt về bonsai. Rất nhiều lần, mẫu bonsai của ông bà David và bài giảng của ông được giới thiệu trên tạp chí này. Hội bonsai quốc tế Bonsai Club International cũng nhiều lần giới thiệu các bài giảng của ông David.
Một vinh dự trong cuộc đời nghệ nhân David Ngụy, là vào ngày 2 Tháng Tư, 2016, ông được người con và cháu đem đến tặng tặng ông viên đá lớn là kỷ vật của của nghệ nhân bonsai người Mỹ gốc Nhật John Yoshio Naka. Theo ông David, nghệ nhân bonsai John Yoshio Naka là bậc thầy, cũng là người sáng lập hiệp hội bonsai ở Mỹ từ trước năm 1975.
Ông sáng tạo ra những kỹ thuật mà trong quá khứ chưa ai làm ra, thí dụ như kỹ thuật bẻ mạnh cành to, là một trong những "kỹ năng đặc biệt" đưa tên tuổi của ông David Ngụy như ngày hôm nay, kỹ thuật chăm sóc cây thông đen riêng của mình, hoặc kỹ thuật chiết cây Bách California thành công mà từ trước đến nay chưa ai chiết thành công được loại cây này. Những kỹ thuật mà ông David phát minh đều được cộng đồng bonsai công nhận.
“Bonsai là vô hạn, vì nó liên quan đến nghệ thuật. Mà nghệ thuật thì không có giới hạn, không có điểm ngừng,” ông David tâm sự. “Cũng như hiện tại, tôi vẫn phải thường xuyên nghiên cứu và phát minh ra những cái gì mới.”
Những cây cảnh được bán tại chợ tết Phước Lộc Thọ
Bonsai thú vui không giới hạn độ tuổi
Nói thêm về lợi ích của việc chơi bonsai, bà Dung Ngụy cho biết: “Bonsai là môn tạo cho mình tính kiên nhẫn. Người kiên nhẫn bớt được tính nóng giận. Với người lớn tuổi, chơi bonsai là một cách thiền.” Hiện nay, nhiều người tuổi từ 30-40 tuổi cũng tham gia những khóa học của ông bà và học học những kỹ thuật nuôi trồng bonsai.
Khi tuổi về xế già, nhiều người tìm đến với thú vui điền viên, cây cỏ giúp cho người ta trở nên yêu đời, lạc quan và hòa mình với cỏ cây. Bonsa còn giúp đỡ ông bà gắn kết vơi cộng đồng người Việt tại Cali, nếu ai cần học hỏi thêm kỹ thuật, hướng dẫn chăm sóc cây canh,...có thể liên hệ để được hướng dẫn thêm. Ngoài ra ông bà cũng tham gia nhiều chương trình hoạt động thiền nguyện, đấu giá, gây quỹ để hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong nước.
Tân Triều Express là đơn vị chuyên gửi hàng từ Mỹ về Việt Nam, chúng tôi chuyên sưu tầm và tổng hợp các bài viết có liên quan đến những người Việt thành công trên đất Mỹ, những ngành nghề mang đậm dấu ấn của người Việt, những tấm gương nghị lực phi thường của người Việt ở Mỹ, những đam mê vượt lên trên chính mình để trở thành những người thành công tại Mỹ. Nếu bạn có nhu cầu gửi hàng từ Mỹ về Sài Gòn. Xin ủng hộ chúng tôi qua số 0905987797.
Gửi câu hỏi