Nghề chài lưới đánh tôm của người Việt ở Mỹ
5/5 - 13 Bình chọn
Mục lục [Ản/Hiện]
Làng chài người Việt ở Mỹ: Sau những năm 1975, nhiều người Châu Á, đặc biệt là người Việt Nam định cư ở Mỹ với rất nhiều ngành nghề khác nhau. Có những nghề mới ra đời, nhưng cũng có nhiều người vẫn bám trụ với nghề mà họ từng làm nơi quê cũ. Nghề chài lưới ở Mỹ, là một trong những nghề mà các ngư dân người Việt lựa chọn. Cho đến nay, nhiều người trong số họ và con cháu các lớp tiếp heo vẫn bám trụ với nghề đi biển và cung cấp nguồn sống cho cộng đồng địa phương ở quê mới. Cùng Tân Triều Express tìm hiểu sau bài viết dưới đây nhé.
Có một làng Chài Việt trong Vịnh Mexico
Vùng Duyên hải Vịnh Mexico của Hoa Kỳ bao gồm duyên hải của các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico. Các tiểu bang Texas, Louisiana, Mississippi, Alabama, và Florida được biết đến là Các tiểu bang Vịnh. Tất cả các tiểu bang Vịnh Mexico nằm trong vùng Nam Hoa Kỳ. Nơi đây có nguồn lợi tôm tự nhiên rất lớn, do vậy mà có rất nhiều ngư dân Mỹ, Việt Nam, và các sắc dân Châu Á khác gia nhập vào liên minh Tôm miền Nam SSA để khai thác nguồn lợi hải sản này. Ở Alabama bạn có thể bắt gặp những con tàu mang tên Việt như Thanh Phú, Phú Quý, Phương Kỳ Mỹ,...
Ở vùng này, những người đàn ông chủ yếu làm việc ngoài biển hoặc gần biển, đánh bắt hải sản và đưa vào đất liền. Những người phụ nữ tìm thấy một chỗ quanh những bàn thép lạnh bên trong những nhà máy chế biến, làm việc trong những toán công nhân người da đen và trắng sinh ra ở vùng Bayou. Họ bắt đầu ngày làm việc trước khi bình minh, bóc thịt cua, gỡ hàu và rửa tôm.
Làng chài Bayou La Batre, Alabama được biết đến là thủ đô hải sản của tiểu bang Alabama, nơi có hàng trăm tàu đánh bắt tôm cá, cua, ghẹ, hào. cũng là nơi cứu mang hàng ngàn người Việt lúc mới định cư. Ở làng này ngoài làm biển, nhiều người còn có thể làm việc trong hàng trăm cơ sở chế biến đóng gói hải sản. Theo nhiều thông tin thì nơi đây chiếm hơn 80% người Việt tham gia vào công việc đánh bắt ở đây. Đánh bắt tôm là nghề mưu sinh trong mỗi một phần của ngành thủy sản, là ngành thúc đẩy nền kinh tế của thị trấn này.
Những con tàu mang tênViệt Nam ở cảng cá Bayou La Batre
Nghề đánh bắt Tôm ở Mỹ
Nghề đánh tôm ở Mỹ có thể phân biệt làm hai loại, Đánh tôm Guft và đánh tôm Bay:
- Đánh Tôm trong vịnh: Đánh tôm ở Guft cần phải có tàu lớn - thường là dài trên tám mươi feet. Và phải trang bị đầy đủ hải cụ, gồm cả rada và các phòng lạnh, bếp sinh hoạt, nhà vệ sinh, phòng khách, phòng điểm khiển,...để có thể làm việc nhiều ngày trên biển mà vẫn giữ cho tôm tươi tốt. Tôm Guft có thể đánh được quanh năm, không bị luật lệ giới hạn. Tôm Guft to nhưng không ngon bằng tôm Bay vì thịt cứng và hơi tanh.
- Đánh tôm ở "Bay": là các hồ giao tiếp giữa biển cả và sông ngòi nên vị nước hơi lợ. Không mặn mà cũng không ngọt. Có rất nhiều hồ tiểu bang trải dài từ Florida đến biên giới Mễ Tây Cơ. Đánh tôm trong hồ chỉ cần những chiếc tàu nhỏ dưới năm chục feet. Tàu nhỏ sẽ dễ xoay sở vì nhiều Bay có diện tích rất là nhỏ. Đánh tôm trong hồ thường thì sáng đi chiều về nên không cần trang bị rađa. Chỉ cần trang bị CB radio, hải bàn và hải đồ là đủ.
Ngoài ra, muốn đánh bắt Tôm thì phải có nhân sự tham gia công việc này. Những người Việt mình hồi mới sang thường tham gia giúp việc trên tàu, mà ở đây người ta gọi là "Deckhand", một tàu đánh bắt tôm Vịnh thì có 4-5 Deckhand. Bên cạnh đó là một "Captain" để chỉ huy điều khiển tàu. Nhiều người có thể 1 mình kiêm luôn các công việc trên tàu, nếu như đánh bắt trong Bay.
Sau một thời gian có vốn thì tùy theo khả năng mà có thể mua tàu lớn hay nhỏ. Với những người có nhiều tiền thì hay mua những loại tàu cá 4 giã hay 4 miệng cào đánh bắt xa bờ có giá trị lên đến triệu đô. Còn không thì chọn các loại tàu gỗ 1-2 giã cào để đánh tôm trong đầm. Hiện nay, đội tàu trong làng Chài Bayou La Batre đội tàu người Việt chiếm hơn 80% các tàu đánh bắt tôm trong Vịnh và nhiều người Việt tham gia phụ việc trên tàu.
Bên trong phòng lái của con tàu Tôm do người Việt làm chủ
Mua đánh bắt Tôm ở Mỹ vào thời gian nào?
Mùa đánh tôm ở ngoài Vịnh thì không giới hạn thời gian, chỉ cần sóng yên biển lặng là có thể ra khơi bất cứ lúc nào. Nhiều tàu đánh bắt trong Vịnh thì kéo dài từ 2- 4 tuần, sau đó quay vào bờ nghỉ ngơi, tiếp thêm nhiên liệu và quay trở lại công viêc từ 4-7 ngày. Các tàu lớn thường trang bị thức ăn, dầu máy, muối, đá lạnh,...cho chuyến tàu kéo dài của mình trong suốt hành trình đi kéo tôm Nếu gặp may họ sẽ trở về trong vòng 1 tuần với đầy ắp tôm trong kho, còn không thì rong ruỗi cả tháng trời ngoài biển để tìm kiếm cho đủ sản lượng bù chi phí cho những chuyến đi biển kéo dài cả tháng trời, nối tiếp nhau.
Ngược lại, đánh bắt tôm trong hồ chỉ kéo dài trong tám tháng: Từ tháng Tư đến tháng Mười Một. Thực sự số ngày ra khơi chỉ khoảng sáu tháng hoặc ít hơn. Sáu tháng còn lại thì.... Free! ... Muốn làm gì thì làm.
Bốn tháng mùa Đông, thì những đa phần ngư dân Việt nghỉ ngơi hoặc đi thăm bà con, đi du lịch, đi chợ người Việt tại Mỹ, người thì tụ tập nhau đánh bài, người thì châu đầu vào các phim bộ và hầu như ngày nào cũng nhậu nhẹt tưng bừng. Nhiều người nhân thời gian nghỉ để học hỏi thêm những kinh nghiệm trong nghề và cách bảo trì tầu bè..
Tuy nhiên muốn đánh bắt bắt tôm thì phải tuân theo theo luật của tiểu bang, mọi người phải bị giới hạn số lượng đánh bắt trong mùa tôm sinh sản, tiếp theo là phải thiết kế lưới để tránh làm tổn hại những loại động vật khác như rùa, cá,...theo quy định.
Một vụ tôm bội thu của các chủ tàu người Việt
Thành quả cho nghề lênh đênh trên biển
Khi khai thác hải sản về tới cảng, thì sẽ có các chủ vựa hải sản trong khu vực đến phân loại và mua hàng. Tôm sẽ được mang đến các nhà máy chế biến trong khu vực để làm nguyên liệu cho các hãng chế biến các thực phẩm từ tôm. Rồi từ đây thành phẩm sẽ được vận chuyển đến các cửa hiệu và nhà hàng xa xôi ở những thành phố lớn.
Trung bình mỗi tàu lớn khi ra khơi thường mất từ 4-6 tuần và mỗi bạn tàu có thu nhập cho mỗi chuyến khoảng 15 ngàn - 18 ngàn đô sau khi trừ hết chi phí sau mỗi chuyến đi. Riêng các tàu nhỏ hơn, đi ngắn ngày hơn. Thường thì mỗi lần ra khơi, họ đi không qua 7 ngày, nhiều người còn đi trong ngày cho thu nhập từ 500-1000$ cho 1 lần ra khơi.
Với thu nhập như vậy cũng đủ cho các ngư dân trong đoàn đoàn kiếm từ 5,000-7,000$ sau chuyến đi ra khơi dài, đủ để trang trải chi phí cho cuộc sống, cũng như gửi quà biếu từ Mỹ về Việt Nam cho thân nhân trong nước.
Chuẩn bị cho chuyến tàu ra khơi tiếp theo
Tuy vậy, các ngư dân đánh tôm gốc Việt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, và họ thường sống với nhau rất đoàn kết và giữ các phong tục đi biển từ xưa đến nay như thờ cúng mỗi khi ra khơi, cảm tạ thần linh vì đã mang đến những chuyến tàu bình yên và đầy ắp tôm cá, cảm ơn biển cả đã đem lại cuộc sống và miếng cơm manh áo cho họ. Ngoài ra, phong tục tết cổ truyền ở Mỹ cũng được nhiều người Việt tại đây gìn giữ và truyền cho con cháu. Có thể nói với hơn 2 triệu người Việt ở Mỹ, thì không có quá 1% làm việc trong lãnh vực nông - ngư nghiệp. Tuy nhiên, người Việt mình ở đâu trên nước Mỹ cũng đều thông minh, sáng tạo, cần cù, chịu thương và chịu khó. Nếu có dịp đến Alabama hãy đến làng Chài Bayou La Batre để xem những con tàu của người Việt dong ra biển lớn như khát vọng vươn lên của người Việt dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Tranvanlanh Thích (0) Trả lời
Em muốn sang Mỹ đi biển phải làm như thế nào ak