Có môt làng dệt Bảy Hiền giữa lòng Sài Gòn

Sep 02

Có môt làng dệt Bảy Hiền giữa lòng Sài Gòn

5/5 - 8 Bình chọn

Mục lục [Ản/Hiện]

Làng dệt Bảy Hiền tại Sài Gòn: Nhắc đến khu Bảy Hiền (quận Tân Bình) không nhiều người biết rằng ở đây đã từng là vùng đất tạo ra những thước vải trứ danh, nổi tiếng khắp cả nước. Giờ đây, cái tên làng dệt Bảy Hiền hình như chỉ còn trong ký ức của nhiều người và là niềm tiếc nối của biết bao hộ dân ở đây. Nghề dệt ở đây giờ đã lui lai, nhường chỗ cho các khu chợ quần áo may sẵn sấm uất tại Sài Gòn, các tiệm vải, các xưởng may gia công được nhập hàng hóa từ Trung Quốc về và không còn chỗ đứng cho nghề dệt xưa nữa.

 

Làng dệt Bảy Hiền nơi tập trung rất nhiều người Quảng Nam đến sinh sống và làm nghề dệt vải

Ngã Tư Bảy Hiền nơi tập trung rất nhiều người Quảng Nam đến sinh sống và làm nghề dệt vải

 

Ngày trước, người Sài Gòn và cả miền Nam ai cũng đều biết đến làng dệt Bảy Hiền, địa danh nổi tiếng chuyên sản xuất các mặt hàng vải từ loại dành cho giới bình dân cho đến các sản phẩm thượng hạng may các loại quần áo đắt tiền. Nếu trước đây chỉ cần đi đến khu vực ngã 4 Bảy Hiền những tiếng “ầm ầm”, “xình xịch” do con thoi va đập vào khung gỗ, tiếng “lách tách” của máy se chỉ, tạo nên một không khí khẩn trương và nhộn nhịp cho ngôi làng dệt này. Thì bây giờ, âm thanh này đã không còn nhữa.

Nhớ về nghề dệt một thời nức tiếng miền Nam, ông Hồ Nhàn cho biết truyền thống làng nghề dệt Bảy Hiền xuất phát từ truyền thống nghề dệt ở huyện Duy Xuyên và thị xã Điện Bàn, thuộc tỉnh Quảng Nam, từ các làng Phú Bông, Hà Mật, Thi Lai. Những sản phẩm vải từ đó đi vô Trà Kiệu, tới Sài Gòn, bán sang Phnom Penh, Cambodia, với mặt hàng Mỹ A, và hàng lụa đẹp và bền danh tiếng thời đó.

 

Những tấm vải Phi bóng được làm từ làng dệt Bảy Hiền

Những tấm vải Phi bóng được làm từ làng dệt Bảy Hiền

 

“Tôi từ Quảng Nam vô Sài Gòn hồi nhỏ, lúc đó không có nghề nghiệp gì mặc dù là con làng nghề dệt. Hồi đó Bảy Hiền đã làm được nhiều mặt hàng từ vải Tissot đến dệt lụa cao cấp, nhưng khi vô Nam thì cũng vì chiến tranh, lỡ thầy lỡ thợ. Người Quảng Nam có đặc tính là bảo thủ, từ 1957 trở về sau, không ai muốn rời khỏi làng quê nơi có mồ mả tổ tiên ông bà, nên người từ phương xa về làng được coi như người mặc áo gấm đi đêm. Người địa phương cho rằng bỏ ông bà đi biệt xứ, nên họ rất lạnh lùng!,” ông Nhàn một người con vùng đất Duy Xuyên nói.

“Nhưng khi cuộc sống khó khăn, người làng bắt đầu đi vô Nam, lớp trẻ đi trước rồi đến lớp già. Đầu tiên đến ngụ tại khu Bảy Hiền, hồi đó là một bìa rừng cao su, lúc đó chỉ trồng rau cải và hoa màu. Bà Huỳnh Thị Nghĩa liên lạc với cha chánh xứ nhà thờ Chí Hòa, thuê đất để làm những dãy nhà trọ cho thuê,” ông Nhàn nhớ lại. Ông kể thêm: “Người xứ Quảng vô Nam đem theo máy dệt để làm nghề, từ đó phát triển dần lên. Những khu Lò Chén hoặc khu Gò Vấp không có thị trường vải nên người Hoa tìm đến thị trường vải Bảy Hiền, lúc đó được chánh phủ giúp đỡ rất nhiều khi không cho nhập cảng những mặt hàng thông dụng trong dân chúng, chỉ cho nhập vải sợi để công nhân người Việt có việc làm, thành ra thương hiệu vải Bảy Hiền đi khắp nơi từ thành thị đến nông thôn,” ông Nhàn kể. Từ đó nhà nước cho những “quota” (hạn ngạch) có môn bài theo những hiệp hội với ngoại tệ, để được nhập cảng trực tiếp tơ, máy dệt của Nhật. Từ đó, nghề dệt Bảy Hiền phất dần lên! Rất nhiều người giàu lên nhờ nghề dệt.

 

Hiện chỉ còn 1 rất ít phân xưởng vẫn tiếp tục theo nghề dệt của cha ông

Hiện chỉ còn 1 rất ít phân xưởng vẫn tiếp tục theo nghề dệt của cha ông

 

Thế nhưng, đến đầu năm 2000, dệt vải khung gỗ trở nên lỗi thời, sản phẩm không nhiều mẫu mã, không có hoạ tiết nên không cạnh tranh được trước sự ra đời của vải giá rẻ Trung Quốc, Đài Loan từ đó đơn hàng ít dần đi, giá cả tụt dốc, máy móc vẫn cần bảo dưỡng nhưng lại không có nguồn thu. Nhiều gia đình đành ngậm ngùi bỏ nghề, bán máy móc, làng dệt đứng trước nguy cơ tan rã. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất thế của một làng nghề truyền thống trước những thay đổi của công nghệ và thị hiếu, ngành dệt Bảy Hiền cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tiếng máy dệt xình xịch đã bị lấn át, chìm sâu giữa tiếng xe cộ hối hả, những thước vải danh tiếng ngày nào phải chịu làm hàng lót, chật vật kiếm chỗ đứng trên thị trường. Có lẽ tiếng máy dệt hôm nay ở Bảy Hiền chỉ còn là tiếng lòng người thợ dệt và là một ký ức đẹp của người xứ Quảng tại Sài Gòn khi nhắc đến "Ngã Tư Bảy Hiền". Khu vực Tân Bình hiện này giờ chỉ còn là nổi nhớ cho một làng nghề đã mai một, hay chỉ còn lại di sản là khu chợ Bà Hoa - Chợ Miền Trung giữa lòng Sài Gòn.

Nếu quý khách ở Tân Bình và có nhu cầu gửi hàng từ Tân Bình đi Mỹ xin vui lòng gọi cho chúng tôi theo số 0797987797 để được tư vấn và báo giá.

Tân Triều Tổng Hợp

Gửi câu hỏi