Độc lạ chợ "se duyên" ở Sài Gòn.

Sep 09

Độc lạ chợ "se duyên" ở Sài Gòn.

5/5 - 10 Bình chọn

Mục lục [Ản/Hiện]

Độc lạ chợ "se duyên" ở Sài Gòn: "Miếng trầu là đầu câu chuyện", là vật phẩm đi trước trong bất kỳ lễ thôi nôi, đám hỏi, đám cưới của văn hóa đám cưới của người Việt Nam. Kết tinh vào trong những lá trầu xanh, những miếng vôi đỏ thắm là ngôi "chợ se duyên" giữa lòng Sài Gòn không ngừng đổi mới để cập nhật với xu thế của nhiều cặp đôi cưới hỏi trong thời đại hiện nay.

Đường Lê Quang Sung quận 6 được mệnh danh là "con đường se duyên"

Đường Lê Quang Sung quận 6 được mệnh danh là "con đường se duyên"

1. Chợ Se Duyên ở đâu?

Trước đây, trên đường Lê Quang Sung được biết đến với tên gọi đường Trương Tấn Bửu đã tồn tại chợ trầu cau trong hơn nửa thế kỷ. Chợ chuyên cung cấp các mặt hàng trầu cau, phục vụ các mâm quả trầu cau. Đều đặn 6 giờ sáng mỗi ngày, những gánh trầu cau trên đường Lê Quang Sung (quận 6, TPHCM) lại được bày biện sẵn sàng chờ đón khách gần xa. Gọi là chợ nhưng thực ra nơi đây chỉ còn khoảng chục quầy hàng bán trầu cau lâu đời. Chợ không ồn ào, náo nhiệt mà lặng lẽ, trầm mặc như những người bán đều ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy”.

Dì Trần Thị Lợi (72 tuổi, ngụ xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn) kinh doanh tại trong chợ se duyên, tỉ mẩn lựa từng lá trầu, trái cau sắp lên đĩa chờ khách mua. Mỗi đĩa trầu cau chỉ có giá vài chục ngàn đồng. Hôm đắt hàng bán được trăm đĩa, dì lãi tầm

50.000-100.000 đồng, đủ tiền ăn cơm và bắt xe buýt về nhà. Có hôm ế thì coi như lỗ vốn. Dì Lợi bén nghề từ năm 13 tuổi. Lúc đó chỉ là theo cha mẹ phụ bán cau trầu lúc rảnh rỗi. Rồi dần theo nghề lúc nào không hay. “Tôi bán trầu cau ở chợ này từ hồi trước giải phóng tới giờ, cũng là thừa kế nghề của gia đình” - dì Lợi nói.

 Dì Trương Thị Lâu (70 tuổi, ngụ xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TPHCM) không lúc nào ngơi khách. Vóc người nhỏ nhắn, gương mặt phúc hậu, dì Lâu khéo léo têm trầu cánh phượng chuẩn bị giao khách làm lễ ăn hỏi, vừa bồi hồi kể chuyện nghề.

Như bao cô gái xứ 18 thôn vườn trầu, dì Lâu đã biết theo ông bà, cha mẹ bán trầu cau hồi còn bé xíu. Tuổi mười tám đôi mươi, dì Lâu đã kế nghiệp nghề gia truyền, mỗi ngày đến khu chợ này buôn bán món hàng không thể thiếu khi các cặp đôi sắp nên duyên chồng vợ. “Tới nay nghề đã truyền được 6 đời, các con tôi ngày ngày bám chợ bán trầu cau. Nghề này đã nuôi 4 cháu ngoại vào đại học. Chúng tôi yêu nghề, quý nghề như máu thịt của mình vậy” - dì Lâu mỉm cười hiền lành, trút tâm can.

Tiểu thương buôn bán trầu cau từ sáng sớm đến khuya để đáp ứng nhu cầu cưới hỏi, giỗ chạp và các lễ chùa của người dân thành phố. Nhiều người dành cả cuộc đời kinh doanh trầu cau tại đây, và nghề này cũng được truyền đạt qua nhiều thế hệ.

Thêm vào đó vừa qua, UBND quận 6 đã ra mắt “Phố cưới hỏi - trầu cau Chợ Lớn” dọc tuyến đường Lê Quang Sung (đoạn từ Ngô Nhân Tịnh đến Nguyễn Thị Nhỏ), với khoảng 16 quầy hàng kinh doanh. Theo bà Vương Thanh Liễu - Phó Chủ tịch UBND quận 6, tuyến phố này góp phần làm phong phú thêm các hoạt động kinh doanh, du lịch vốn đã nhộn nhịp trên địa bàn quận; bổ sung lợi thế kinh tế của cụm trung tâm thương mại dịch vụ Bình Tây; bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Trầu và Cau là 2 mặt hàng chính của chợ này

Trầu và Cau là 2 mặt hàng chính của chợ này

2. Chợ Se Duyên bán cái gì?

Chợ trầu cau hoạt động từ sáng tới chiều, trầu cau được xe chở đến từ buổi tối hoặc sáng sớm giao cho người bán. Nếu như trước kia, cau bán chỉ ở vùng Bà Điểm (huyện Hóc Môn) nhưng nay nhiều nhà không còn trồng nữa, người bán phải lấy thêm từ các tỉnh miền Tây hay miền Trung. Cau được nhập nguyên buồng, trái xấu thì cắt ra bán lẻ. Những buồng tươi đẹp sẽ trang trí để phục vụ nhu cầu cưới hỏi. Trái cau được bán lẻ 30 trái có giá 100.000 đồng. Người bán còn luôn sẵn lòng têm trầu cau cho khách. Những trái đẹp thì để dán chữ "hỷ" phục vụ cho cưới hỏi. 

Không chỉ bán trầu cau, nhiều quầy sạp còn bán thêm cau khô, lá thuốc, vôi ăn trầu. Mỗi ngày, các bà, các mệ ra chợ bỏ mối cau tươi và bán cho đến trưa thì đi xe buýt về nhà. “Số cau trầu bán không hết chúng tôi đều gửi lại ở các nhà trong khu chợ gần bến xe Chợ Lớn chứ không thể mang về nhà được. Chợ trầu cau cứ bán lai rai vậy quanh năm, kể cả lễ Tết. Lời chẳng bao nhiêu nhưng tôi muốn được tiếp tục bán mặt hàng này, đến khi nào đi không nổi nữa mới thôi” - dì Trần Thị Lợi nói.

Những quả cau - lá trầu luôn gắn liên với văn hóa người Việt

Những quả cau - lá trầu luôn gắn liên với văn hóa người Việt

3. Kế thừa nét đẹp chợ Se Duyên

Không như những nghề truyền thống khác, các hàng trầu cau không còn lo nghề bị thất truyền, bởi lớp con cháu kế cận đã dần tiếp quản và tiếp nối chuyện trầu cau. Đặc biệt, họ không ngừng nỗ lực cải thiện mẫu mã những buồng cau, cánh trầu để phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Họ tìm cách cứu lấy gánh trầu mà một đời thế hệ trước đã gắn bó. Những buồng cau cưới được bày trí tỉ mẩn, công phu hơn với nhiều hình dáng mới lạ, đẹp đẽ để phù hợp với xu thế của giới trẻ ngày nay.

Trải qua nhiều thăng trầm, chợ trầu cau vẫn tồn tại hơn nửa thế kỷ ở Sài Gòn. Dù không còn tấp nập như trước kia, nhưng chợ vẫn hoạt động mỗi ngày với khoảng 15 người kinh doanh và mang lại nét đẹp truyền thống của một ngôi chợ mang lại sự "se duyên - kết tóc" cho nhiều đôi vợ chồng

 

Tân Triều Travel là đơn vị chuyên gửi hàng từ Việt Nam đi Mỹ, chúng tôi nhận gửi váy cưới đi Mỹ, hay gửi những sính lễ cho lễ cưới hỏi để chuẩn bị cho 1 đám cưới đầy đủ tại Mỹ. Mọi chi tiết xin gọi 07987797 để được tư vấn và hỗ trợ.

Hỏi đáp

Gửi câu hỏi