Nhọc nhằn nghề lượm ve chai ở Mỹ

Nov 17

Nhọc nhằn nghề lượm ve chai ở Mỹ

5/5 - 12 Bình chọn

Mục lục [Ản/Hiện]

Nghề lượm ve chai ở Mỹ: Nếu đi Mỹ để lượm ve chai để kiếm sống thì chắc hẵn sẽ không ai lựa chọn nghề "hạ đẳng" so với nhiều nghề khác để kiếm sống. Tuy nhiên với nhiều lý do khác nhau đã đưa đẩy nhiều người Việt định cư ở Mỹ đến với con đường của nghề lượm rác để mưu sinh. Nhưng "nghề chọn người - chứ người không chọn nghề" đã giúp một bộ phận người Việt trở nên thoát nghèo, mua được nhà ở Mỹ và trở nên giàu có trên đất người. Cùng Tân Triều Express tìm hiểu về công việc đặc biệt này nhé.

 

Đến xứ thiên đường để làm nghề "lượm lon"

Đến xứ thiên đường để làm nghề "lượm lon"

 

1. Giấc mơ Mỹ không phải là màu hồng.

"Giấc mơ Mỹ" đã vỡ tan thành bong bóng với nhiều người Việt Nam ngay từ khi đặt chân đến xứ thiên đường. Gần như họ không có đủ sức khỏe đi tìm cho mình công việc phù hợp hay vì tuổi đã già không thể tham gia lao động, họ đành chọn cách đi nhặt ve chai để sống đắp đổi qua ngày. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người chọn nghề đi lượm cái vỏ lon hay chai nước bỏ đi để “năng nhặt chặt bị”, từ vài đồng rồi thành vài chục, lâu lâu được một trăm thì gửi tiền hoặc gửi quà biếu từ Mỹ về Việt Nam cho con cháu hoặc cô nhi viện ở Việt Nam.

Nhắc đến hai chữ "ve chai", người Việt nào cũng liên tưởng đến hình ảnh những "chú ba" quảy đôi quang gánh đi khắp hang cùng ngõ hẻm, rao tìm mua hầm bà lằng nào nồi niêu xoong chảo hư lủng móp méo không còn dùng được nữa, rồi cả ve chai, lông vịt,... Nhiều người còn đi xa hơn, liên tưởng đến chú Hỏa ngày xưa, từ bên Trung Hoa xuôi nam lập nghiệp tại Việt nam bằng gánh ve chai, tiến dần lên thành một trong những người giàu có nhất, với bao nhiêu cơ ngơi để lại ngay tại trung tâm quận 1.

Ở Mỹ nghề ve chai được gọi là "recycle man" - người chuyên đi thu lượm các loại phế liệu như: thùng giấy (cardboard), giấy báo(newspaper), ve chai (bottle) và lon nhôm (cans)… khắp mọi nơi trên các thành phố ở Hoa Kỳ để cung cấp cho các công ty thu mua phế liệu. Một nghề, tuy được xem như "hạ đẳng" so với các nghề khác, ấy thế mà nhiều người đã chọn đây là một công việc kiếm sống hằng ngày và nhiều người Việt mình đã trở nên đổi đời từ nghề này.

 

Ban phế liệu tại máy thu mua tự động

Bán lon gom được tại máy thu mua tự động

 

2. Vì sao người Việt lại chọn nghề đi lượm ve chai?

Hoa Kỳ là vùng Đất Hứa, nói như vậy kể cũng chẳng ngoa, vì Hoa Kỳ là nơi để cho bao người có cơ hội vươn lên: thoát nghèo ở Việt Nam, làm ăn phát triển, học hành hiển đạt, cuộc sống sung túc, giàu có đầy đủ, con cháu có cơ hội phát triển,…Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là vùng đất màu mỡ cho mọi sự đâm chồi nảy lộc, cho đơm hoa kết trái, cho cành lá sum xuê.

Tuy nhiên, ở Mỹ cũng không thiếu những con người cùng khổ, những kẻ vô gia cư (Homeless) phải sống vất vưởng nơi xó hẻm, góc đường, những kẻ xin ăn tại các giao lộ, và những người hằng ngày đi moi rác để nhặt từng chiếc lon không, vỏ chai nhựa, để bán kiếm tiền. Phần đông, những người đi lượm lon là dân Việt Nam mình. Những dân tộc khác lại rất ít. Thỉnh thoảng có người Campuchia và Lào góp mặt. Người Mễ là số đông sinh sống tại đất địa này, nhưng họ lại không quan tâm lắm, cũng có, nhưng mà số ít.

Nhiều người vì những lý do do khác nhau lại tìm đến nghề tìm ve chai, nhiều người chọn nghề ve chai vì mất việc liên miên, có người thì buồn chán với gia đình, nhiều người già chọn đi lượm ve chai để kiếm tiền gửi về Việt Nam cho con cháu hoặc làm từ thiện, nhiều người chọn nghề đi lượm lon để giết bớt thời gian nhàn rỗi,... Năm ba đồng, một hai chục bạc bán được từ những lon nhôm, lon nhựa, chai lọ,... mà họ nhặt được trên đường hay moi ra từ những thùng rác, chỉ đủ lo miếng ăn qua ngày đối với nhiều người, nhưng cũng giúp họ duy trì được cuộc sống tại Mỹ.

Tuy nhiên, đi lượm lon không cứ là những người nghèo khó, thiếu thốn, mà có cả một số người khá giả rổi rãnh không biết làm gì, họ hằng ngày đi dạo tập thể dục, và cũng gia nhập hàng ngũ lượm lon. Những người cần đi bộ hằng ngày đi bộ một thân một mình cũng cảm thấy vô vị. Thôi thì sẵn đi, mang theo cái túi, và sẵn dịp cũng lượm lon-lượm để mà chơi, lượm để đem cho người khác hay đóng góp từ thiện để thấy cuộc sống vẫn còn ý nghĩa.

 

Nghề lượm ve chai luôn tiềm ẩn những rủi ro

Nghề lượm ve chai luôn tiềm ẩn những rủi ro

 

3. Những nhọc nhằn của nghề lượm ve chai.

Đi lượm ve chai, thấy ra thì nhàn nhã, thư thản, nhưng mà thật ra cũng có lắm chuyện phiền toái đau lòng và có khi còn vướng vào nguy hiểm. Thứ nhất, nghề ve chai hiện nay cũng đã "bão hòa", đội ngũ lượm ve chai hiện nay rất đông và mức "cạnh tranh" trong nghề cũng rât cao nên dẫn đến việc thu nhập hiện nay không cấp quá hấp dẫn với nhiều người. Bênh cạnh đó là những buồn tủi và rủi ro hành nghề phải gặp như:

- Một Bà, vào mùa đông giá lạnh, mặc nhiều thứ áo quần, quấn khăn, trùm mũ cho ấm thân.  Một con người ăn mặc lùm xùm len lỏi vào mé vườn nhà để tìm một số lon rơi rải. Bà đâu có ngờ mấy chú chó to lớn hung tợn đang lai vảng gần bà. Thế là chúng nhào tới tấn công. May mà có người ta nghe thấy, có chủ chó ra ngăn cản kịp lúc, bà mới qua cơn té ngã chết điếng, và được hoàn hồn.

- Một bà nọ, đi lượm lon, quảy vác lùm đùm, giữa nơi thanh vắng. Bọn nhóc con, những tên nghiện ngập ma tuý trấn lột kiếm tiền. Năm ba đồng đô la lẻ bà mang theo giấu kỹ trong mình để phòng thân, chúng cũng không tha, lục soát, vét hết.  Suốt cả mấy ngày lượm lon vất vả coi như Bà đã "thí cô hồn". Và cũng còn may là bọn chúng không manh nha hãm hiếp.

- Một bà nọ, con cái đã thanh danh, nhưng Bà vẫn cần, cần một ít tiền hàng tháng để giúp cho đứa con gái còn nghèo ở VN, giúp cho mấy đứa cháu ngoại có tiền ăn học. Thế là Bà gia nhập đội ngũ cùng với những Bà thân quen trong xóm để đi lượm lon, dù rằng việc làm này đứa con trai và con dâu cực lực phản đối. 

Một ngày nọ, nàng dâu yêu qúi phát hiện những cái bao no đầy, cồm cộm cất giấu ở góc vườn. Thế là nàng cho người khuân đi bỏ hết, đang khi bà vẫn đang cặm cụi đi tìm từng chiếc lon không để thu nhặt ở ngoài đường. Về nhà, nhìn những dấu tích "tài sản" tiêu mất, bà chỉ biết tức tửi nghẹn ngào, lặng thinh mà đau xót.

- Hãy những ông già phải tranh dành những thùng carton với đám thanh niên người Mễ dẫn đến xô xát và đánh nhau. Người Việt hay người Mễ thu lượm giấy thùng bằng xe truck đều có tham vọng giống nhau là quyết làm sao cho mình được nhiều giấy, do đó của ai mặc kệ ai, có cơ hội là lấy cắp thôi, nên việc tranh chấp thường xuyên xảy ra.

Bên cạnh những người thành đạt trong nghề thu lượm ve chai, thi đa phần nhiều người khổ vất vả trong nghề này. Từ những nhà kinh doanh nhỏ (buôn bán chợ trời ở Mỹ) họ đã bỏ nghề chuyển sang nghề thu lượm ve chai, có những người bỏ ra số tiền khá lớn, sắm sửa những phương tiện chuyên chở để cùng cả gia đình hành nghề, nhưng không mấy khấm khá. (ở đây chỉ nói đến những người đi thu lượm ve chai, chứ không nói đến những người thu mua ve chai trên đất Mỹ) 

 

Ông vua rác David Dương xuất thân từ nghề lượm ve chai tại Mỹ

Ông vua rác David Dương xuất thân từ nghề lượm ve chai tại Mỹ

 

4. Những đồng tiền sạch từ nghề lượm ve chai.

Nhiều người quyết địn chọn công việc đi thu nhặt, gom góp lon, giấy đem về tích lũy, và đem đi bán tại khu mua Recycle-đồ dùng để chế biến lại để có tiền. Những chiếc lon không, bằng nhôm, lon bia, lon nước ngọt, lon của nhiều thứ…Người ta uống xong, vất bỏ; vất vào thùng rác, vất vào bụi cây, góc kẹt. Những thứ này hầu như tìm thấy khắp nơi, bênh cạnh đó là những thùng giấy bỏ từ các khu chợ, xưởng hãng được nhiều người tranh nhau lấy về để bán

Một lon nhôm không trung bình bán được với giá 5 cents.  Nhặt 20 lon là kiếm được 1 đô la, 200 lon bằng 10 đô…cứ thế mà tính nhân lên, để có thể biết số tiền một người thu nhặt lon có được.

Đi lượm một buổi, trung bình kiếm được khoảng 100 lon, nếu may mắn có thể kiếm được vài trăm lon, công việc khá nhẹ nhàng đơn giản. Tích ít thành nhiều. Khoảng mươi bữa, nửa tháng cũng dành dụm được dư ra vài trăm.

Khi mà những thành quả được đánh đổi bằng những đồng tiền sạch sẽ, nhiều người sung sướng đếm đi đếm lại từng đồng penny, từng đồng quarter,...Đôi tay họ cáu bẩn, nhưng họ cầm những đồng tiền thật sạch, đồng tiền được tạo ra bằng chính sự khổ cực của mình dù ở bất kỳ nơi đâu trên hành tinh này.

Có mấy ai ở quê nhà biết được mẹ cha mình sang Mỹ, phải moi ra từ trong thùng rác, để tìm từng xu từng cắc, ăn uống dè xẻn, ở đậu trong garare,...để có bạc trăm bạc nghìn gởi về lo cho con cái cũng như cứu trợ đồng bào thiên tai nghèo khổ bên nhà. Trong đống ve chai, trong đám đồng thau phế thải, chúng ta mới thấy được tình yêu thương gia đình và tình yêu thương đồng bào, làm át đi mùi tanh tưởi của những phế liệu.

 

Ngôi chùa được xây dựng bằng tiền lượm ve chai của Sư bà Đàm Lựu Sanjose

Ngôi chùa được xây dựng bằng tiền lượm ve chai của Sư bà Đàm Lựu Sanjose

 

5. Những tấm gương để đời nghề lượm ve chai

Nghề thu lượm ve chai ở Mỹ là một nghề ít ai thèm nghĩ tới, vì nghề này so với các nghề khác trên đất Hoa Kỳ, nó là một nghề xem ra là "hạ cấp", người hành nghề này đôi khi cảm thấy mặc cảm với mọi người, chỉ khi nào họ có một ý thức cao cả trong công việc hay hành nghề này để phục vụ cho mục đích từ thiện, với một tình yêu thương gia đình hay "nhất nghệ tinh - nhất thăng vinh" thì công việc này đáng quý biết bao.

- Thu lượm ve chai để xây chùa: Người Việt nào ở San Jose hay các vùng lân cận mà không biết chùa Đức Viên (Duc Vien Buddhist Temple) - chùa người Việt tại Mỹ, toạ lạc số 420 2440 đường Mc Laughin Avenue. Đây là một ngôi chùa lớn có sức chứa hàng ngàn người vào những dịp lễ. Theo lời đồn miệng của tín đồ Phật Giáo cộng với một số tài liệu do chùa ấn hành: Chùa Đức Viên trước đây là một bãi đất trống sư bà Đàm Lựu đã mua bằng tiền thu lượm ve chai và tạo tác nên ngôi chùa.

- Thu lượm ve chai để nuôi dạy các trẻ em mồ côi: Anh Phan Mẫn tác giả quyển bút ký" Những Ngày Tháng Tha Hương", hiện là hiệu trưởng của trường Việt Ngữ San Rafael. Người đã đi đầu trong công việc thu lượm ve chai cứu giúp bạn bè và trẻ mồ côi.

- Cộng đồng người Việt ở Mỹ chắc không ai không biết David Dương, người từ khi thu lượm rác từ những năm 1980, đến nay ông được mệnh danh là "Ông vua rác". Sau nhiều thất bại trong kinh doanh, ông thành lập California Waste Solution (CWS). Vượt qua nhiều tên tuổi lớn CWS đã dành nhiều hợp đồng xử lý rác với các đối thủ sừng sỏ ở Mỹ. Cá nhân ông David Dương cũng trở thành một trong những người có ảnh hưởng bậc nhất trong giới chính trị gốc Việt ở Sanjose, có đóng góp tài chính lớn cho các chiến dịch tranh cử ở thành phố Oakland và San Jose.

Có rất nhiều ý kiến trái chiều về nghề lượm ve chai này, nhưng theo tôi nghề thu lượm ve chai cũng là một nghề đáng trân quí, chúng ta không nên có sự kỳ thị về nghề nghiệp vì những đồng tiền được làm từ những giọt mồ hôi và công sức của những người lao động chân chính luôn luôn được trân quý.

Tân Triều Express là đơn vị chuyên vận chuyển hàng từ Mỹ về Việt Nam, chúng tôi luôn sưu tầm và tổng hợp bài viết về các văn hóa, ẩm thực, tin tức người Việt tại Hoa Kỳ. Nếu bạn có nhu cầu gửi hàng từ Mỹ về Sài Gòn xin ủng hộ công ty chúng tôi.

Gửi câu hỏi