Tản mạn chợ Dân Sinh, khu chợ đặc biệt ở Sài Gòn

Aug 31

Tản mạn chợ Dân Sinh, khu chợ đặc biệt ở Sài Gòn

4.8/5 - 20 Bình chọn

Mục lục [Ản/Hiện]

Chợ Lạc Xoong ở Sài Gòn: Nếu ở Mỹ có mô hình chợ Goodwill, chợ garage Sale chuyên bán đồ cũ không dùng nữa, thì ở ngay trung tâm Sài Gòn cũng tồn tại một khu chợ chuyên bán các đồ "lạc xoong" từ đồ cơ khí, thiết bị máy móc cũ, đồ bảo hộ lao động, đồ điện máy,...nhưng mặt hàng đã làm nên thương hiệu của khu chợ này là các đồ quân trang, quân dụng của Mỹ và các món "kỷ vật thời gian" khiến cho chợ Dân Sinh luôn là khu chợ được nhiều tay săn tìm đồ cũ lui tới, cũng là điểm du lịch khá độc đáo của du khách nước ngoài khi đến với Sài Gòn. Vậy cùng Tân Triều Express tìm hiểu nét đặc biệt của khu chợ này nhé.

 

1. Chợ dân sinh ở đâu?

Chợ Dân Sinh, hay còn gọi là Khu Dân Sinh, được xây dựng trên nền đất trung tâm tại Quận 1 với hơn 5 ngàn mé vuông. Địa thế đắc lợi với 4 mặt tiền hướng ra đường Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Công Trứ, Yersin và Ký Con. Ngôi chợ rất dễ tìm kiếm đối với bất kỳ vị khách nào lần đầu tiên tìm đến. Tuy nhiên, khu chợ khá khiêm tốn, nép mình với cổng chợ nép mình, các gian hàng bên ngoài kinh doanh nhiều đồ cơ khí, phụ kiện máy móc, xe máy, ôtô...Muốn khám phá nét đặc biệt của khu chợ bạn phải len sâu vào các kitot bên trong sâu khu chợ, bạn sẽ tìm được những món đồ sưu tầm rất ý nghĩa và độc đáo.

 

Chợ Dân Sinh bán những loại thiết bị cơ khí và máy móc

Chợ Dân Sinh bán những loại thiết bị cơ khí và máy móc

2. Chợ Dân Sinh ra đời khi nào?

Chợ Dân Sinh thành lập vào năm 1954 (trước đó nó tên là chợ Kim Chung). Vào những năm 1960, nơi đây là nơi tập trung của giới cầm đồ, sau khi người cầm không có tiền chuộc lại thì chủ cầm đồ bỏ ra bán tháo bán đổ để gỡ vốn. Dần dà, người có mắt kinh doanh đứng ra thu mua mọi thứ của người bán vì cần tiền. Người phải dọn nhà đi xa-không tiện mang theo đồ lỉnh kỉnh, hay người không có nhu cầu sử dụng một vật gì nữa đều mang đồ đến đây để bán lại.

Khu Dân Sinh định hình và nổi tiếng nhộn nhịp nhất vào những năm 1965, khi Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền nam thì “đồ Mỹ” trở thành những mặt hàng chủ yếu ở Khu Dân Sinh-Sài gòn. Nơi đây cũng không thiếu hàng hoá viện trợ, hàng trộm cắp, hàng độc, hàng hiếm, như con dao găm, cây mã tấu của Biệt kích Mỹ mà dân giang hồ rất khoái, món đồ chơi của Playboy do Mỹ đem sang, cái kính Rayban, cái nhẫn Pilot của không quân Mỹ, cái quẹt zippo, tới bao diêm - quẹt vô gót giày lên lửa mới giống cao bồi…

Khu Dân Sinh thật đúng với cái tên nhiều ý nghĩa của nó vì nó rất sống động với mặt đời của dân lao động khi đó. Sinh khí ngút ngàn dưới ý nghĩa nhân sinh, dưới vòm trời lọt thỏm giữa Sài gòn mà chứa hết thế gian của đủ hạng người trong giao dịch, mua bán các loại: từ minh bạch tới mờ ám; từ đồ thờ tới đồ chơi, từ chai rượu Mỹ tới ly cối đá,…

Đến sau 1975, Khu Dân Sinh trở thành đầu mối của thị trường đóng. Ví dụ như người được cấp giấy phép sản xuất giấy, lò đường,…cần cái động cơ lớn chạy máy trong bối cảnh Sài Gòn bế quang tỏa cảng. Chỉ có cách ra Khu Dân Sinh đặt hàng với những người mua bán đồ điện. 

Sự náo hoạt của Khu Dân Sinh-Sài gòn dần đi vào hoạt động phi pháp nhiều hơn sau 1975, với liên kết tội phạm trộm cắp có hệ thống, tổ chức đưa ra Khu Dân Sinh để tiêu thụ. Bước ngoặt của Khu Dân Sinh là sự hình thành nên một nét sinh hoạt đa dạng hơn sự xuất hiện bàn ủi Nga Sô, quạt máy Đông đức, bình thủy, võng dù Trung Quốc, bình bông pha lê của Ba lan, đồ bạc Tiệp khắc,…hàng hoá các nước Xã Hội Chủ Nghĩa sát cánh với đồ cũ của Mỹ chan hoà màu sắc trong Khu Dân Sinh và để lại ký ức người Sài gòn khi xưa ấy.

Ngày nay, thì chợ Dân Sinh khang trang, ngăn nắp hơn, không gian bên trong chợ được thiết kế và phân chia theo dạng bàn cờ. Hàng hóa đa dạng hơn, chứ không chỉ dừng lại ở "hàng cũ lạc xoong", cách sắp xếp có phần gọn gàng và trật tự hơn những ngôi chợ bán hàng hóa thông thường. Mỗi ki-ốt đều có bảng tên in rõ số và tên sạp, thuận tiện và dễ tìm kiếm cho người mua, tuy nhiên các cửa hàng lưu giữ ký ức xưa ngày càng thu hẹp lại và chỉ còn số ít, để nhường lại cho những hàng hóa thông dụng kinh doanh tại đây.

 

Các gian hàng bán quân trang - quân dụng nằm sâu trong các kiot trong chợ

Các gian hàng bán quân trang - quân dụng nằm sâu trong các kiot trong chợ

 

3. Mua gì ở chợ Dân Sinh.

Chợ Dân Sinh, không huyên náo và nhộn nhịp như những khu chợ khác, nhưng khách đến đây là đa phần đều có mục đích mua một món hàng cụ thể nào đó. Những khách vãng lai rất hiếm gặp và đa phần là khách nước ngoài đi dạo chơi, ngắm nghía khu chợ này trên các tạp chí du lịch về Việt Nam.

Ở phía ngoài chợ, bạn sẽ bắt gặp những cửa hàng bán ác loại sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng như hàng điện tử gia dụng, thiết bị bảo hành, bảo trì và phụ tùng xe hơi, xe gắn máy, thiết bị điện, công cụ cầm tay bằng điện, máy bơm nước, xe nâng, xe đẩy, các phụ kiện máy móc và các thiết bị công nghiệp khác được bày bán tại chợ,...Ngoài ra, tại chợ còn có những sạp hàng bán đồ lưu niệm, dụng cụ cắm trại, dã ngoại, giày dép, túi xách cũ, các trang thiết bị bảo hộ lao động, ....

Vào sâu hơn bạn sẽ thấy có những kiot bán những món đồ kỷ vật chiến tranh mà có thời gian làm khuynh đảo người chơi ở Việt Nam trên các diễn đàn phố xưa, phố mua bán, cafe Cao Minh,... với đủ các loại quân trang, quân dụng từ quân phục của các đơn vị, tấm poncho che mưa, nón sắt, túi đạn, áo chống đạn, dù, áo field M65, thẻ bài, bình tong uống nước,...từ Đệ Nhất Thế Chiến, Đệ Nhị Thế Chiến, chiến tranh Triều Tiên và đặc biệt nhất là những món đồ gắn với chiến tranh Việt Nam, với nhiều món đồ được xem như là kỷ vật thời gian vô giá của những người chơi.

Bên cạnh đó những đồ vật gia dụng những thập niên 60-70 cũng được bày bán ở đây từ những chai beer con cọp, beer trái thơm, đèn măng xông, bàn ủi con gà, máy đánh chữ, máy thu hình, máy ảnh, khung tranh ảnh,...đến những đồ lưu niệm như tiền cổ, giấy tờ,...cũng xuất hiện trong khu chợ này. Nhìn những món hàng này, phải những người đã từng sống trong giai đoạn đó mới rộn lên được niềm cảm xúc về một thời Sài Gòn xưa.

 

Những món đồ thời "ông bà anh yêu nhau"

Những món đồ thời "ông bà anh yêu nhau"

 

4. Lưu ý khi đi chợ Dân Sinh

Nếu bạn tìm đến chợ Dân Sinh để mua những những đồ dân dụng thì giá cả cũng tương đối dễ chịu như chợ điện tử lớn nhất ở Sài Gòn, bạn có thể tham khảo 2-3 gian hàng để ra quyết định mua hàng tốt nhất. Bạn có thể lên mạng tham khảo giá cả trước khi đến chợ để quyết định mua hàng nhé.

Riêng nếu bạn đến chợ Dân Sinh để săm tìm những đồ lịch sử thì lưu ý rằng, ở đây có hàng giả, hàng thật đều có đầy đủ,...Và không phải người bán nào cũng sẽ nói cho bạn biết về điều này. Giá trị món hàng sẽ nằm ở độ hiếm của nó và giá trị thời gian, đồ càng có tuổi, càng độc thì giá trị càng cao. Như zippo tổng thống, medal tổng thống, những đôi Bost quân đội còn nguyên vẹn hay những chiếc nón sắt còn nguyên màu nước sơn,...

Chính vì hàng hóa nhiều chủng loại như thế nên người bán hàng ở đây cũng rất sành sỏi và nhìn người rất tinh.Chỉ cần nhìn cách khách xem hàng là họ biết “thượng đế” mình là dân chuyên nghiệp hay khách “gà mờ”, để từ đó đưa ra giá cả cho món hàng của mình. Do vậy nếu có người quen, bạn hãy nhờ "chuyên gia" đi cùng để định giá và ra giá cho món hàng của mình nhé.

Nếu xác định bạn mới chập chững bước vào việc sưu tầm các đồ cỗ, đồ cũ thì dĩ nhiên ngoài vốn kiến thức thu nhận được, bạn cũng phải "trả học phí" cho thú chơi này để tích lũy thêm nhiều kiến thức cho bản thân và sở hữu nhiều món đồ giá trị.

 

Những món đồ được xem là những kỷ vật vô giá cùng thời gian

Những món đồ được xem là những kỷ vật vô giá cùng thời gian

 

Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, những quán cafe đồ cổ, thú vui sưu tầm tại gia, các khu chợ đồ cũ chồm hổm mọc lên,...thì chợ Dân Sinh ngày cũng thu hẹp lại các cửa hàng lưu lại những kỷ niệm xưa của Sài Gòn, tại chợ cũng chỉ còn lại khoảng 10 sạp buôn bán những món nét đặt trưng của khu chợ xưa này.. Chợ Dân Sinh, nay đã hiện đại với những gian hàng cơ khí và máy móc chiếm ngữ, những sạp bán đồ xưa lặng lẽ nằm thu mình trong các góc khuất của chợ để chờ đón những khách hàng tìm lại cho mình những ký ức của Sài Gòn xưa trong khu chợ.

Tân Triều Express là đơn vị chuyên nhận gửi hàng từ Mỹ về Việt Nam, chúng tôi đã giúp đỡ nhiều khách hàng và chủ shop ở chợ Dân Sinh tìm kiếm những nguồn hàng đa dạng hơn ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới trên kênh đấu giá Ebay. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận vận chuyển hàng từ Việt Nam đi Mỹ để những nhà sưu tập có thể đưa những món hàng của mình đến với nhà sưu tập khác trên thế giới. Đồng hành với nhiều khách hàng sưu tập đồ cỗ trong những năm qua, dịch vụ vận chuyển hàng đi quốc tế của Tân Triều luôn là người bạn tin cậy của khách hàng. Mọi chi tiết xin gọi 0797987797 để được tư vấn.

Hỏi đáp

  • Hải Thích (0) Trả lời

    Tìm đồ Part của máy ép cà phê ở chợ dân sinh có không?

  • Minh, Thích (2) Trả lời

    Nếu quy hoạch có khu sửa chữa đồ điện và điện tử ở các chợ thì tốt, chỉ cần mỗi thứ bẩy nhận sửa đồ từ 7h đến 10h chắc sẽ ko coa rác thải điện tử ở thành phố nữa và kết nối đc các thứ còn lưu trữ để giải quyết tồn kho bị rỉ trong điều kiện sản phẩm 100% hỏng, chỉ gia cố làm đồ sửa

Gửi câu hỏi